Top 3 bài tóm tắt Người lái đò sông Đà ngắn gọn nhất - Nguyễn Tuân
Top 3 bài tóm tắt Người lái đò sông Đà ngắn gọn nhất - Nguyễn Tuân
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là một tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình Ngữ Văn lớp 12. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân tác phẩm trở nên gần gũi và làm nổi bật lên hình ảnh người lái đò chân chất tượng trưng cho phẩm chất con người Việt Nam xưa kia. Dưới đây là top các bài tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà, mời các bạn cùng tham khảo!
I. Mẫu tóm tắt bài Người lái đò sông Đà số 1
Ông làm nghề lái đò trên SĐ đã 10 năm. Công việc của ông là chở chè mạn, chè cối về xuôi. Ông là người thích đối đầu với sóng to, gió lớn. Ông có trí nhớ tuyệt vời chỉ lấy mắt là nhớ tỉ mỉ như đinh đóng vào lòng tất cả các luồng nước.SĐ bắt nguồn từ Vân Nam -TQ, sông Đà hùng vĩ, hung dữ vì dọc sông có tới 73 con thác. SĐ gây nguy hiểm cho người lái đò dọc sông Đà. Vì vậy, ông lái đò Lai Châu phải chiến đấu với TN khắc nghiệt, qua các thạch trận, thủy trận. Nhờ kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm, ông lái đò Lai Châu đã vượt qua những nguy hiểm do SĐ gây ra.
SĐ o chỉ hung dữ, SĐ cũng rất trữ tình. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong KCCP, SĐ là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho KC. Hòa bình lập lại, SĐ lại chứng kiến những đoàn chuyên gia đi thăm dò, khảo sát để bắt SĐ phải phục vụ cho sự nghiệp xd ĐN.
II. Mẫu tóm tắt văn bản Người lái đò sông Đà số 2
Ông bạn thơ của Lí Bạch ra đi vào cái thời tiết hoa khói ấy có thấy dồn lên trong từng thớ thịt chất men xuân không thì chưa rõ, nhưng ở tác giả đoạn văn này thì ông như trộn lẫn người mình vào đám hội xuân của chuồn chuồn, bươm bướm, của nắng giòn tan trên sông, của đá ngầm xanh vọt lên mặt nước như bạc rơi thoi, của đàn hươu cúi đầu ngôn búp cỏ tranh đảm sương đêm, của sông Đà thơ mộng theo hồn Tản Đà “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” và của cả những nương ngô mới nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa...
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc … tươi vui và vững bền". Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chán ghét, quay lưng với xã hội. Ông tìm thú vui trong “giang hồ xê dịch” để khỏa lấp nỗi cô đơn. Ông dựng lại vẻ đẹp xưa cũ của một thời còn vang bóng để thành kính tôn thờ. Sau Cách mạng, nhà văn tài hoa ấy gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân. Ông đi nhiều nhưng là đi để tìm hiểu khám phá, để ngợi ca.
Với tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đem tài hoa, vốn hiểu biết lịch lãm giàu có của mình để ngợi ca thứ “vàng mười” của sông nước Tây Bắc là con sông Đà “hung bạo và trữ tình”, của con người là “tay lái ra hoa” của ông lái đò sông Đà.
Tham khảo:
III. Mẫu tóm tắt Người lái đò sông Đà số 3
Trong câu nói của Nguyễn Tuân, chữ “vàng” không dùng với nghĩa đen. Nhà văn muốn mượn của vàng vẻ đẹp và sự quý giá để chỉ sự quý giá và vẻ đẹp của sông núi - Tổ quốc ta và tài trí con người - nhân dân ta. Nhưng vẻ đẹp và sự quý giá ấy không dễ tìm thấy, nó còn đang náu mình trong những vùng đất xa xôi. Nhà văn phải là người tìm kiếm, sàng lọc để phát hiện ra vẻ đẹp ấy rồi bằng tài năng của mình bất tử hóa nó trong tác phẩm để “cống nạp” cho đời những thỏi “vàng mười” của thiên nhiên đất nước và con người.
Một thiên tùy bút không thể mong nói hết vẻ đẹp và sự quý giá của thiên nhiên và con người một vùng đất cho dù tác phẩm ấy có xuất sắc đến đâu đi nữa. Nhưng trong một tùy bút như Người lái đò sông Đà, cái chất “vàng mười” của sông núi và con người Tây Bắc được hiện ra rực rỡ và sang quý lạ thường.
Trước hết trong trang tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã phát hiện “chất vàng” quý báu của một dòng sông. “Đà giang độc bắc lưu” trong tùy bút Nguyễn Tuân là một dòng sông “hung bạo”, dòng sông của một sức sống mãnh liệt. Tính cách hung bạo của dòng sông được cảm nhận rõ ràng ở những đoạn sông đầy đá nổi đá chìm và thác dữ. Nhưng bên cạnh sự hung bạo ấy và cả bên trong sự hung bạo ấy ta vẫn thấy ở sông Đà một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. Cái dữ dội và hùng vĩ của sông Đà trước hết là ở cảnh “đá bờ sông dựng thành vách” rồi đến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm”, rồi “những hút nước xoáy tít”... Có thể nghe thấy trong những câu văn, đoạn văn như thế âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh của một thiên nhiên hoang dại mà cũng thật tự do, phóng khoáng. Cái quý giá ở đây là một tiềm năng lớn lao của một sức mạnh bạo liệt.
Trên đây các bài mẫu tóm tắt văn bản Người lái đò trên sông Đà, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!