Đăng ký

Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

3,125 từ

Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử yêu Hoàng Cúc, một thiếu nữ xinh đẹp ở thôn Vĩ Dạ - Huế. Phải xa cách. Rồi lâm bệnh. Hoàng Cúc gửi thơ, gửi anh vào Quy Nhơn thăm Hàn Mặc Tử. Đọc thư, xem ảnh người tinh, quá xúc động, Hàn Mặc Tư lật tấm ảnh Hoàng Cúc đề thơ Đây thôn Vĩ Dạ” rồi gửi ra Huế cho Hoàng Cúc. Khoảnh khắc kì diệu của tâm hồn thi nhân đã để lại cho đời một bài thơ bất tử.

Thơ đến một cách tự nhiên, xúc cảm dào dạt trên đầu ngọn bút. Lời thư và lời thơ, quá khứ và hiện tại, con người và thiên nhiên, tình và cảnh hòa quyện trong một bức tranh thơ mĩ lệ:
 
Nguồn cảm xúc được khơi dậy bằng một lời trách yêu của người tình trong thư:
 
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
 
Lời trách nhỏ nhẹ êm ái, thiết tha vì lời thư đã hóa thành lời thơ. Lời của em tất nhiên là đậm tình của em rồi, nhưng còn là tình của anh nữa. Từng chữ trong lời thơ được véo von lên trong lời thơ. Băng (xen-luy-lô chứ chưa phải băng nhựa) được kéo qua cái “đầu siêu bền” là tâm hồn nhà thơ, thế là nhạc nổi lên, hình nổi lên. Từng lời trách mà sao trái tim nghe êm ái. Nơi em gợi lên - thôn Vĩ - sao mà thương yêu. Thôn Vĩ (Vĩ Dạ) nằm bên bờ sông Hương xanh tươi với cây trái bốn mùa, với những ngôi nhà duyên dáng, với mây trời lãng đãng, với sông nước êm đềm, với những thiếu nữ mộng mơ, và kì diệu trong những điều kì diệu ấy là người thiếu nữ đang gửi lời trách anh. Lời thư được diễn thành thơ với sáu thanh bằng, êm như một lời hoài niệm. Âm thanh, sắc màu, hình ảnh như đã sẵn trong hồn thi nhân, chi cần gợi lại là hiện lên sống động làm nao lòng người. Đọc thư của người tình, nhà thơ như đứng trước buổi bình minh của thôn Vĩ Dạ xứ Huế:
 
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Nắng sớm nhuộm vàng trên những đọt cau trong khi vườn tược còn mát đẫm sương đêm là một cảnh gây ấn tượng sâu sắc đối với những ai đã đến Vĩ Dạ. Cảnh vật tươi sáng rực rỡ, tinh khiết, trinh nguyên dưới nắng mai đang vận động, đang lên, “mới lên”. Đấy là sự hấp dẫn của viễn cảnh thôn Vĩ Dạ. Còn đây là cận ảnh:
 
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che nghiêng mặt chữ điền”.
 
Cảnh sắc tươi đẹp vẫn là cảm giác bao trùm đối với thi nhân và còn hiện lên một tấm lòng say mê trước cảnh trước người. “Vườn ai mướt quá...”, ngôn ngữ thơ tế nhị lắm. Chữ “ai” này, trong tiếng Việt của cha ông ta nó kì lắm. Tư duy biện chứng nằm trong đó, nó vừa là nó vừa không phải nó. “Vườn ai là vườn ai, chả biết thật, nhưng cũng có thể là vườn của người mình thương, vườn cô gái!” (Lê Trí Viễn). Màu sắc cũng được gợi lên một cách ý tứ. Bao nhiêu xanh tươi mơn mớn non tơ được gợi trong một từ “mướt”, màu xanh được gợi lên bằng màu quý “xanh như ngọc”. Một lời tả cảnh vật mà cũng là một lời yêu quý đắm say đối với người tình.
 
Con người hiện lên trong vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên:
 
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

 
Những gia đình nho nhã ở Vĩ Dạ, trước nhà thường có khóm trúc khiến cho cảnh thêm thanh tao. Thiếu nữ hiện ra sau rèm trúc xanh tươi của thiên nhiên càng e ấp, bí mật hơn. Chính vì vậy mà câu thơ “Lá trúc che nghiêng mặt chữ điền” cũng đầy bí mật. Câu thơ đã tốn không biết bao giấy mực để giải mà vẫn chưa xong. Ông Lê Trí Viễn cho rằng “Có con người mặt chữ điền đó nữa”. Ông già bà cả xứ Huế khen khuôn mặt chữ điền là đẹp, phúc hậu, nhìn mặt mà thấy luôn cả tinh thần. Ca dao có câu:
 
“Mặt em vuông tượng chữ điền
Da em thì trắng áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”
 
Từ đó, các sách dùng trong nhà trường đều cho rằng “mặt chữ điền” là mặt hiền lành phúc hậu. Thấp thoáng sau hình ảnh những lá trúc mảnh mai thanh tú là khuôn mặt chữ điền vuông vức, đầy đặn, ẩn chứa bên trong bản chất hiền lành, trung thực. Nhà thơ Chế Lan Viên không lí giải được nhưng hoài nghi, con gái mặt chữ điền thì đẹp gì mà Hàn Mặc Tử ca ngợi?
 
Có ý kiến lại cho rằng “mặt chữ điền” là mặt của nhà thơ.
 
Xem ảnh thì thấy mặt Hoàng Cúc chẳng có chút gì là chữ điền cả. Có lẽ nhà thơ đã nhìn Hoàng Cúc qua khóm trúc, “lá trúc che ngang” ngẫu nhiên đã tạo ra khuôn “mặt chữ điền” lạ lùng. Khoảnh khắc đó đã in dâu trong hồn thi sĩ và khi đặt bút đề thơ đã tạo ra một hình tượng thơ bí ẩn. Trăm sự là tại ngôn ngữ thơ mà ra, nó cô đọng, nó tắt ngang, nó nhảy vọt, nó ẩn hiện, nó tráo trở.
 
Sang khổ thơ thứ hai, không gian được mở ra dưới sự chuyển động của gió mây, với sông trăng huyền ảo:
 
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay;
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
 
Cánh chuyên động theo nhịp điệu cô đơn (Gió theo lối gió/ mây đường mây). Không gian mở ra chiều rộng mà tình lắng vào chiều sâu. Chứng nhân cho “lối gió”, “đường mây” là dòng nước được nhân hóa “dòng nước buồn thiu”. Dòng Hương Giang như tấm gương trong phản chiếu cả nỗi buồn của thi nhân, của tình nhân. Và một chút lay động nhẹ của “hoa bắp” khiến cho cảnh thêm xao xuyến, hay là lòng người xao xuyến? Nhưng thi nhân không chìm đắm trong nỗi buồn mà say với mộng mơ:
 
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
 
Cái chuyên động cô đơn (gió theo lối gió mây dường mây), cái tĩnh lặng lại càng cô đơn. Dòng sông mênh mông chỉ có một con thuyền “đậu’”. May thay, con thuyền không “đậu” một bến bờ nào mà “đậu” bến của hư ảo, của huyền ảo, “bến sông trăng”. Chính tinh thần lãng mạn của thi nhân Hàn Mặc Tử đã cứư rỗi linh hồn của tình nhân Hàn Mặc Tử. Cô đơn đến tận cùng, buồn đến tận cùng mà thành mộng mơ, mà thành hoan lạc. Hai chữ “tối nay” vậy mà hay vì nó làm cho “thuyền”, cho “sông trăng”, “chở trăng” càng thêm huyền hoặc.
 
Rồi nhạc thơ lại trở về giai điệu ban đầu tha thiết giục giả:
 
“Mơ khách dường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở dây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”.
 
Câu thơ “Mơ khách dường xa, khách dường xa” rất giống với câu thơ “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên” về mặt âm nhạc. Cùng nhịp 4/3, chữ thứ hai trắc (khách, vắng) và cùng được điệp lại ở chữ thứ năm. Tình của thi nhân với giai nhân thật là tha thiết mà hình ảnh thì mộng mị “Áo em trắng quá nhìn không ra” Không màu (trong hội họa trắng không phải là màu), lạnh, tinh anh mà nhạt nhòa. Cái nhạt nhòa dễ khiến người tình không thể không hoài nghi:
 
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”.
 
Chữ trong thơ Hàn Mặc Tử thương ỡm ờ, đa nghĩa. “Ở đây’’ là ở đâu? Ở nơi em hay ở nơi anh? Là ở trong ảnh hay ở ngoài đời? Lớp sương khói huyền hồ đã làm “mờ nhân ảnh” thì chữ nghĩa làm sao còn rành rẽ được. Những chữ “vườn ai”, “thuyền ai” phiếm chỉ thật là có duyên, và giờ đây là “ai biết tình ai...”, một chút hoài nghi trong sương khói phôi pha. Tất cả đều huyền hồ, chỉ có sự chấn động trong lòng thì không có “sương khói” nào che mờ được. Những từ “ai” điệp lại như sóng, sóng lòng, sóng tình thật là dào dạt, nồng nàn.
 
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử gợi lên hình ảnh thơ mộng của thiên nhiên xứ Huế, của con người xứ Huế và mối tình lãng mạn, giữa thi sĩ với giai nhân. Bằng ngôn ngữ thơ tráng lệ, nhà thơ đã biểu hiện tình yêu say đắm, nồng nàn đối với cảnh và người xứ Huế, khao khát một vẻ đẹp thánh thiện, một tình yêu như mơ như mộng.
 
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”.