Đăng ký

Phân tích đây thôn vĩ dạ

2,964 từ

    Nhắc đến một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học thơ ca lãng mạn, người đọc không thể không nhắc đến Hàn Mặc Tử. Và bài thơ đây thôn Vĩ Dạ là minh chứng cho điều đó. Bài thơ đây thôn vĩ dạ sáng tác năm 1938 in lần đầu trong tập Thơ điên. Bài thơ một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu và cũng là thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại. Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận nét đượm buồn sâu sắc trong từng câu thơ bởi bài thơ được sáng tác khi ông đang mắc bệnh nặng. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu hơn về bài thơ qua bài Phân tích đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây

 

Phân tích đây thôn vĩ dạ

    Nhắc đến một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học thơ ca lãng mạn, người đọc không thể không nhắc đến Hàn Mặc Tử. Và bài thơ đây thôn Vĩ Dạ là minh chứng cho điều đó. Bài thơ đây thôn vĩ dạ sáng tác năm 1938 in lần đầu trong tập Thơ điên. Bài thơ một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu và cũng là thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại. Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận nét đượm buồn sâu sắc trong từng câu thơ bởi bài thơ được sáng tác khi ông đang mắc bệnh nặng

    Bài thơ mở đầu với lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Thôn Vĩ Dạ nằm gọn mình bên dòng sông Hương thơ mộng. Câu thơ như một lời trách móc nhẹ nhàng, đồng thời là sự tiếc nuối của cô gái với người yêu vì đã bỏ lỡ sự vẻ đẹp mặn mà, ấm áp của thôn Vĩ - một vùng nông thôn nằm ở ngoại ô thơ mộng, một cảnh sắc thơ mộng của phố Huế. Đứng ở tâm thế của một người con từng rất gắn bó với xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã dùng chính tâm thức của mình để viết những câu thơ tiếp theo. Bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ của thôn Vĩ hiện ra với sắc xanh ngời ngời, long lanh ánh sáng:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ, vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ hiện lên lấp lánh, như một điểm nhấn của thiên nhiên. Mở đầu bức tranh thôn Vĩ là những "hàng cau", nhà thơ chọn hình ảnh hàng cau để miêu tả vẻ đẹp nơi đây vì cây cau là loài cây thanh nhã, ngay thẳng gợi sự thủy chung, bất khuất. Vẻ đẹp của những hàng cau được tô điểm thêm nhờ những tia nắng "nắng hàng cau", "nắng mới lên". Những hàng cau được trồng ngang hàng, đều tăm tắp đón nhận những ánh nắng lấp lánh gợi sự ấm áp lan tỏa khắp không gian, tạo nên một sức sống mới lạ cho bức tranh quê. Bức tranh thiên nhiên không chỉ được tô điểm bởi nắng vàng mà còn có màu xanh của cây lá hoa cỏ. "Mướt quá" gợi lên sự sinh sôi, tràn trề, đầy nhựa sống của cây xanh tốt. Tác giả dùng biện pháp so sánh "xanh như ngọc" càng tôn lên vẻ đẹp cao quý, thuần khiết của thôn Vĩ Dạ. Nhà thơ dùng từ lấp lửng "ai" không chỉ rõ một người cụ thể tạo sự tò mò để đến câu tiếp theo hình bóng ấy được hiện ra một cách rõ ràng hơn. Hình bóng con người hiện lên làm cảnh vật sinh động hơn. Thấp thoáng sau vườn xanh là một gương mặt "chữ điền" vừa gợi sự phúc hậu vừa ảo, vừa thức, rất gần nhưng lại cũng rất xa bởi "lá trúc che ngang". Đoạn thơ gợi lên trong người đọc những nỗi niềm, cảm xúc về quê hương yêu dấu. 

Khung cảnh yên bình thôn Vĩ Dạ

Khung cảnh yên bình thôn Vĩ Dạ

    Sang khổ thơ thứ hai, tâm trạng nhân vật trữ tình được chuyển biến sang hướng khác:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Hai câu thơ tả cảnh mà sao làm người đọc thấy lòng nặng trĩu đến vậy. Một bức tranh gợi buồn, gợi sầu, gió nhẹ thổi, mây nhẹ trôi, hoa lay nhè nhẹ và dòng nước buồn thiu, trầm mặc. Cảnh dường như đã được nội tâ hóa, thấm đượm sự chia li, đến nỗi tác giải phải nói ra "buồn thiu". Hai chữ "buồn thiu" gói gọn hết nỗi buồn của con người trong đó. Theo quy luật là gió với mây thường gắn bó, liên kết với nhau nhưng nhà thơ lại miêu tả "gió thoe lối gió mây đường mây" phải chăng nhà thơ đang nhớ đến mối tình đơn phương chưa có phút gặp gỡ đã sớm phải chia li nên cảnh mới hào theo lòng người mà buồn mang mác đến vậy. Người đọc cảm nhận được một sự êm đềm, lững lờ, trầm tư, một nhịp điệu rất Huế qua hai câu thơ trên. Hai câu thơ tiếp theo, cảnh trở nên hư ảo: 

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Trắng xưa nay luôn là biểu tượng cho cái đẹp, hạnh phúc và bình yên nhưng ấn tượng trong thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh "sông trăng", thuyền trăng. Hình ảnh ẩn dụ ánh trăng thật thơ mộng, mang đến người đọc niềm khao khát, đợi chờ. Nhưng câu thờ "Có chở trăng về kịp tối nay" cất lên như một câu hỏi độc thoại, không ai đáp trả. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng khao khát gặp gỡ nhưng cung thể hiện nỗi lo lắng thấp thỏm, suy tư.

    Đến khổ thơ cuối nhà thơ quay về với thực tại đang sống và đối mặt với chính bản thân mình để viết lên những câu thơ

Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

Từ"mơ" đặt ở đầu câu, chơi vơi sau tiếng gọi "khách đường xa" đầy khắc khoải, mang theo sự chơi vơi hụt hẫng, với những ngẩn ngơ, tiếc nuối. Điệp từ "khách đường xa" vừa thể hiện tâm trạng nhớ thương mong mỏi nhưng cũng thể hiện sự vô vọng trong mối tình đơn phương xa vời. Trong hoàn cảnh thực tại Hàn Mặc Tử đang mắc bệnh hiểm nghèo, bị cắt đứt với cuộc sống bên ngoài nên dường như tác giả mong chờ, khao khát có một người đến thăm trò chuyện. Giấc mơ ấy vô vọng khi chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng "Áo em trắng quá nhìn không ra". Dường như hình bóng ấy rất đỗi gần gũi nhưng lại quá xa xôi, gần vì nó là hoài niệm luôn thường trưc trong tâm trí nhà thơ còn xa xôi vì khoảng cách thời gian và cả không gian. Ngoài ra hình ảnh áo trắng làm người đọc nhớ về những tà áo dài trắng mang nét đẹp người con gái Huế, một nét đẹp tinh khiết. 

    Dù đang đối mặt với bệnh tật, đang sống chung với buồn bã và cô đơn nhưng hai câu cuối người đọc cảm nhận được khao khát cuộc sống đến tột cùng của nhà thơ

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

Ở nơi tình cảm chỉ mờ như sương khói, cái tha thiết mong đợi của tác giả như đọng lại tới vô cùng. “Ai biết tình ai có đậm đà”. Đại từ phiếm chỉ “ai” đã tạo nên cái hay của câu thơ, câu thơ như một lời nghi ngờ, cũng như một tiếng thở dài vô tận. Tình yêu trong những vần thơ của Hàn Mặc Tử, đẹp, nhưng sao buồn đến thế. Dù đang sống chung với bệnh tật nhưng không vì thế mà trong bài thơ thấm đượm một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Người đọc cảm nhận đâu đó sự nuối tiếc đối với sự sống ngắn ngủi, với cuộc đời dang dở mà thôi. Ta càng khâm phục tinh thần của Hàm Mặc Từ về một nhân cách cao đẹp, dù trong khó khăn, bệnh tật nhưng vẫn trau chuốt từng vần thơ câu chữ với những tình cảm đẹp nhất, chân thật nhất để gửi đến người thương của mình.

   Mặc dù đã ra đời từu lâu nhưng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà còn là nỗi lòng của một con người với những tâm sự sâu lắng, với những khát khao yêu đời, yêu người. Bài thơ là một trong những bài thơ đặc sắc trong nềm thơ ca Việt Nam

 

 

Mong rằng bài viết phân tích đây thôn vĩ dạ của Cunghocvui.com sẽ giúp ích cho các bạn trong chương trình văn học 11. Hãy like và share để bạn bè cùng học nhé!

shoppe