Cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng của Xuân Diệu: Văn mẫu 11 hay nhất
Cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng: Văn mẫu hay nhất
Cùng CungHocVui tham khảo bài cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng của Xuân Diệu chi tiết, hay nhất dưới đây. Để từ đó hiểu hơn về tác giả, tác phẩm. Từ đó có thể hoàn thành tốt các bài văn xung quanh bài thơ Vội Vàng và đạt được kết quả học tập nhất.
Cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng
Mở bài cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng
Nói đến thơ ca mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ thì không thể không nhắc đến Xuân Diệu bởi vốn dĩ đây là ba chủ đề chính được ông khai thác nhiều nhất trước cách mạng tháng Tám. Một trong số đó phải kể đến là “Vội vàng” với 13 câu đầu thể hiện một cái tôi sắc nét, yêu cuộc sống, yêu đời đến mãnh liệt. Thơ của ông cũng có thể coi là bước tiến lớn khi so sánh với thơ ca trung đại bởi chính cái tôi ấy, và giúp Xuân Diệu bộc lộ bản thân một cách táo bạo và độc đáo trong phong trào thơ mới.
Xem thêm:
Top 9 mở bài Vội Vàng Xuân Diệu hay nhất
Thân bài cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng
Mở đầu là 4 câu thơ miêu tả phong cảnh mùa xuân tươi đẹp:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi".
Mùa xuân cũng giống như tuổi trẻ của con người, là khoảng thời gian đẹp nhất. Nó đẹp đến mức người thi nhân muốn đoạt quyền tạo hóa và giữ nó lại bên mình. Xuân Diệu chỉ ước mình có thể ngăn cản bước đi của thời gian, để ông có thể lưu lại những khoảnh khắc khắc đáng nhớ.
Ước rằng có thể giữ lại “màu nắng” để nó đừng nhạt mất và cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương bởi những cơn gió vẫn còn đó. Khao khát này phần nào cũng thể hiện được khao khát và ý thức làm chủ thiên nhiên của con người.
Điều này có lẽ cũng rất hợp lý bởi tình yêu của Xuân Diệu "yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này". Vậy nhưng cũng lại rất vô lý đến mức không thể thực hiện nổi, bởi ai lại có thể thực sự chống lại quy luật của tạo hóa? Điều ấy chỉ thực sự đạt được nếu có một phép màu nào đó xuất hiện.
Cảm nhận 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng
Qua cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng, chỉ qua vài câu thơ ngắn ngủi, khao khát và sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt của ông được thể hiện vô cùng rõ ràng. Mọi quan niệm về thời gian trở nên thật khác biết bởi nó vốn là tuyến tính một chiều, một đi không trở lại nhưng vẫn muốn giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.
Từng lời thơ, câu chữ như dâng trào theo cảm xúc thông qua thể thơ ngụ ngôn, Xuân Diệu đã tự lột trần mong muốn chân thành và táo bạo của mình. Đặc biệt, sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, của cái tôi cá nhân đã thoát ra khỏi những hệ thống các quy ước, ràng buộc của văn học trung đại. Nhân vật trữ tình “tôi” của Xuân Diệu xuất hiện đầy quyết đoán, chẳng thể bị lẫn vào cái “ta” chung của cộng đồng.
Điều ấy xảy ra bởi một lẽ đối với ông, cái “tôi” kia chính là lẽ sống:
"Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Không có chi bạn bè nổi cùng ta".
Sự lặp lại về cấu trúc và hình thức ở các câu thơ 1 - 3, câu thơ 2 - 4 cùng tiết tấu câu thơ nhanh, dồn dập đã thêm một lần nữa tô đậm ước muốn đoạt quyền tạo hóa của Xuân Diệu.
Xem thêm:
Phân tích khổ cuối Vội vàng chi tiết nhất
Chẳng cần tìm chốn bồng lai tiên cảnh ở nơi đâu xa xôi giống các nhà thơ trung đại, với Xuân Diệu, chỉ cần có thiên đường trên mặt đất gần tầm tay ông là đủ rồi:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần".
Hóa ra đó chính là lý do vì sao nhà thơ lại muốn làm những điều ở 4 câu thơ đầu. Dưới con mắt của một người thi sĩ, Xuân Diệu đã chợt nhận ra được vẻ đẹp da diệt của cuộc đời, của thiên nhiên trước mắt. Nó rực rỡ và phong phú với vô vàn những ánh sáng, màu sắc tuyệt đẹp, nào ong bướm, cỏ cây, hoa lá, và tạo vật tràn trề nhựa sống.
Những vẻ đẹp tinh túy nhất của mùa xuân được khai thác triệt để, để khắc họa được một bức tranh tuyệt đẹp, một khu vườn tình ái đầy hương sắc trên mặt đất. Tất cả những vẻ đẹp căng tràn, tươi mới như được bày ra trước mắt người thi sĩ, thể hiện qua điệp từ “Này đây”.
Nhờ vậy ông mới nghe được khúc tình si của chim yến, chim anh và cảm nhận bắt đôi mắt những bông hoa đồng nội tràn đầy sức sống. Với Xuân Diệu, "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"- cặp môi của người thiếu nữ, quyến rũ và ngọt ngào. Thấp thoáng trong đó là sự khao khát được đắm mình và cảm nhận riêng thật lạ lùng và khó tả.
Xem thêm:
Liên hệ sóng và Vội Vàng hay nhất
Dàn ý cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng
Như một người họa sĩ tài năng đứng trước phong cảnh cần phác họa, ông vẫn bị bỡ ngỡ với sự tươi non, nõn nà và căng tràn nhựa sống của mùa xuân. Mùa xuân đẹp và tình tứ, vạn vật đều có đôi, gắn bó, quấn quýt với nhau một cách thân thiết. Trong sự ngọt ngào, say đắm ấy, lứa đôi gắn kết để khoe sắc thắm giữa đồng nội “Xanh rì”. Và trên bầu trời xanh cao, điểm xuyến vào đó là những cánh yến anh chao liệng gửi gắm nhau lời thương yêu.
Mọi cái đẹp đều cần có chuẩn mực, và đối với Xuân Diệu thì thang đo của mùa xuân chính là con người. Ông để nét vẽ đẹp đẽ của mình in sâu trong tâm trí người thưởng thức, để họ thấy và thấu hiểu rằng bữa tiệc thiên nhiên luôn là sẵn có và ngay trong tầm với. Và đi kèm theo bữa tiệc ấy chính là một bản nhạc du dương để "đốt cảnh bồng lai và đưa ai nấy về hạ giới", để đặt chân vào thiên đường thực sự trước mắt. Nơi ấy có mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ được phơi bày thật sinh động và chân thực.
Cảm nhận 13 câu thơ đầu bài Vội Vàng
Mùa xuân được tươi non mơn mởn và vẹn nguyên qua đôi bàn tay của Xuân Diệu, và sự sống kia như một bữa tiệc mà tất cả mọi người được mời đến tham dự. Nó chứng tỏ rằng, tất cả các giác quan của ông đều được đánh thức để cảm nhận vị ngọt và hương thơm nồng nàn của mùa xuân, của sự sống “mơn mởn”. Và cũng có lẽ vì vậy mà ước Xuân Diệu muốn níu giữ tất cả vị "ngon" của tình yêu và mùa xuân khi nó đang trong thời kỳ hương sắc nhất.
Đang đắm mình giữa thiên đường chốn nhân gian, bỗng chợt Xuân Diệu bừng tỉnh bởi:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".
Sự mãn nguyện chỉ chiếm một nửa tâm trí, bởi còn lại vẫn là sự “vội vàng “ đến xót xa. Dấu chấm ngang giữa hai câu như bức màn che cách nỗi lòng, cũng như sự cảm trở của thời gian trước vẻ đẹp vô giá của cuộc đời. Nó làm đứt đi mạch cảm xúc, khiến ta nhận ra rằng sự sống con người thật ngắn ngủi và mong manh.
Ấy cũng là điệu khiến Xuân Diệu lo lắng đến cuồng cuồng, bởi vẻ đẹp kia sẽ vội tan biến trong hư vô, không đọng lại chút dư âm nào. Cố gắng chạy đua với thời gian, thế nhưng tất cả những gì ông có thể làm là hòa mình vào thiên nhiên để trường tồn cùng thời gian.
Cứ như vậy, mùa xuân đã trở thành một người bạn tri kỉ của tác giả, luôn được nồng nhiệt chào đón.
"Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé
Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa
Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa
Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng".
Xuân là mùa để những mầm cây được gieo trồng, được gặp gỡ và giao hòa cùng vạn vật cũng như tình yêu của mỗi cá thể. Thế nhưng cuộc vui nào chẳng đến hồi kết? Như một quy luật tự nhiên của tạo hóa, những bông hoa tươi đẹp cũng phải dần dần tàn phai.
Dường như biết trước được quy luật khắc nghiệt ấy nên Xuân Diệu "không chờ nắng hạ mới hoài xuân". Đâu cần tới cái nắng chói chang của mùa hè, ngay giữa lúc mùa xuân đang rừng rỡ, trong lòng ông đã ngậm ngùi tiếc nuối vẻ đẹp nên thơ ấy.
Kết bài cảm nhận 13 câu đầu Vội Vàng
Với việc cảm nhận 13 câu thơ đầu của Vội Vàng, ta biết rằng trong lòng Xuân Diệu, không gì có thể sánh nổi với vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Với ông, được sống giữa thiên đường nơi trần gian ấy là niềm hạnh phúc và khao khát lớn nhất, cũng vô cùng trân trọng những điều quý giá đang vụt qua trước mắt.