Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Đề bài
Đề bài: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Hướng dẫn giải
Xuân Diệu được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Sự mới mẻ, độc đáo đó đã được thể hiện ngay từ tập thơ đầu tay “Thơ thơ”. Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của tập thơ này. Tác phẩm thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, bên cạnh đó còn là quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong truyền thống văn học dân tộc.
Bài thơ trước hết thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, say đắm với giọng điệu sôi nổi, tha thiết:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Ước muốn của thi nhân thật khác thường và vô cùng mãnh liệt. Điệp cấu trúc “Tôi muốn …cho” kết hợp với nhịp điệu nhanh, gấp gáp cho thấy khao khát tắt nắng, buộc gió, biến đổi quy luật tuần hoàn của vũ trụ. Bởi ông muốn lưu giữ khoảnh khắc đẹp đẽ của hiện tại, vậy chẳng còn cách nào khác chính là ngăn bước đi vội vã của thời gian.
Vậy, vì sao Xuân Diệu lại có ước muốn tha thiết, cháy bỏng đến như vậy? Đó là bởi thiên nhiên trần thế quá đỗi đẹp đẽ. Ông lắng long mình, mở mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp toàn mĩ của tạo vật: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, canh tờ phơ phất, ánh sáng,… Mọi hương vị màu sắc, âm thanh, ánh sáng hòa quyện với nhau một cách tuyện mĩ và đầy tình tứ. Mỗi ngày vạn vật lại mang đến cho con người một bữa ăn thịnh soạn để thưởng thức, ngắm nhìn. Xuân Diệu có quan niệm vô cùng mới mẻ, tiến bộ: cuộc sống xung quanh ta là đẽ đẹp nhất, tuyệt diệu nhất. Chốn thần tiên không ở đâu xa mà ở chính trần gian này.
Bức tranh đó không chỉ là thiên nhiên đẹp đẽ mà đó còn là bức tranh tình yêu. Mọi sự vật trong không gian ấy đều có đôi, có cặp: ong – bướm, hoa trong đồng nội, lá trên cành tơ,… Vạn vật đều chìm đắm trong hơi men tình yêu. Và để đến cuối tác giải khái quát: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Câu thơ sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo, phép chuyển đổi cảm giác, tháng giêng như cặp môi căng mọng của người thiếu nữ, đầy tình tứ, xuân thì. Mùa xuân vốn trừa tượng, nhưng dưới ngôn ngữ của Xuân Diệu đã được hữu hình hóa. Nhưng mùa xuân đẹp là vậy, lòng ông vẫn đầy băn khoăn: “Tôi xung sướng. Nhưng vội vàng một nửa/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tôi vừa sung sướng vì được tận hưởng vẻ đẹp của đất trời nhưng lại vừa vội vàng, lo lắng vì sự chảy trôi của thời gian.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3 diễn tả bước đi chậm mà hết sức lạnh lùng của thời gian, biện pháp điệp cấu trúc với kiểu câu định nghĩa “nghĩa là” tác giả nhấn mạnh chiều đi tuyến tính của thời gian. Đây là quan niệm mới mẻ so với văn học trung đại, văn học cổ cho rằng thời gian là tuần hoàn: “Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai”. Còn đối với Xuân Diệu thời gian chảy trôi một đi không quay trở lại. Bên cạnh đó câu thơ còn sử dụng những cặp từ đối lập: đương tới với đương qua, còn non với sẽ già nhấn mạnh dòng thời gian một đi không trởi lại. Mùa xuân đi qua cướp đi tuổi trẻ; lòng người vô hạn muốn đón nhận cả thiên nhiên vạn vật nhưng “lượng trời cứ chật” “xuân tuần hoàn” còn “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Các cặp từ đối lập đã cho thấy sự hữu hạn của đời người và sự mênh mông, vô hạn của trời đất. Thời gian trôi qua lấy đi tuổi trẻ, cuộc đời mỗi người, vì thế nhân vật tôi phải sống nhanh, sống gấp để tận hưởng mọi tinh hoa của trời đất:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mớt bắt đầu mơn mởm
…
Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào người”
Đại từ đổi từ tôi sang ta, kết hợp với hàng loạt động từ mạnh được sắp xếp theo chiều tăng tiến: ôm, riết, say, thâu cho thấy khát khao tận hưởng bằng tất cả các giác quan của Xuân Diệu. Liên từ và, cho được lặp lại nhiều lần nhấn mạnh vào sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời dành cho con người. Những từ chếnh choáng, đã đầy, no nê cho thấy sự thỏa mãn đến tận cùng của nhân vật trữ tình trước bàn tiệc cuộc đời. Khép lại bằng khao khát: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”. Lời gọi xuân hồng khiến cho mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở nên hữu hình, như một sinh thể sống động. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, xuân, đến xuân hồng và muốn cắn cho thấy khao khát, mong muốn được tận hưởng trọn vẹn nhất hương vị cuộc đời.
Tác phẩm sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, giọng thơ đan xen khi hồ hởi khi tiếc nuối. Bài thơ còn thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc: Thời gian một đi không trở lại, tuổi trẻ là phần đẹp đẽ quý giá nhất của đời người, vì vậy mỗi chúng ta cần sống vội vàng từng giây từng phút.Đây là triết lí sống tích cực của Xuân Diệu.