Đăng ký

Các loại hợp kim của sắt - Hóa học 12

Các loại hợp kim của sắt - Hóa học 12

Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về các hợp kim quan trọng của sắt!

hợp kim của sắt

I. Các loại hợp kim của sắt

  • Thép
    • Thép không gỉ (crôm, niken)
      • AL-6XN
      • Hợp kim 20
      • Celestrium
      • Thép không gỉ hàng hải (Marine Grade Stainless)
      • Thép không gỉ mactenit
      • Thép không gỉ dùng cho dụng cụ y tế
    • Thép silic
    • Thép carbon
    • Thép hợp kim thấp
    • Thép hợp kim cao
    • Thép dụng cụ
    • Cromolip
    • Thép đamat
    • Thép hợp kim thấp có độ bền cao
    • Thép gió
    • Thép mactenxit già
  • Sắt (cacbon)
  • Gang
  • Fernico
  • Elinva (Niken, crom)
  • Inva (Niken)
  • Kova (Coban)
  • Gang kính
  • Hợp kim Ferô
    • Ferô bo
    • Ferô crôm
    • Ferô silic
    • Ferô mangan
    • Ferô mô lip đen
    • Ferô magiê
    • Ferô niken
    • Ferô titan
    • Ferô vanadi (Ferrovanadium)

II. Các dạng phổ biến

    1. Thép

1.1. Định nghĩa

- Thép là hợp kim của sắt chứa Sắt (Fe), Cacbon (0,02, 2,14% trọng lượng) và được cấu tạo thêm từ một số chất hóa học hỗ trợ khác. Chính vì vậy đặc tính nhận biết của thép là có độ đàn hồi và khi cứng, khi nung nóng chảy ta có thể dễ dàng uốn thành các hình thù tùy theo mục đích sử dụng.

 - Thép có tính ánh kim và là một vật liệu được sử dụng làm chất dẫn điện cũng như có khả năng dẫn nhiệt cao. Thép dễ bị tan chảy và dễ uốn ở khoảng nhiệt độ 500 độ C - 600 độ C.

- Thép không gỉ là hợp kim của sắt với crom hay ta gọi đó là inox. Vậy nên inox là hợp kim của sắt với kim loại nào? Nguyên tố crom.

1.2. Phân loại thép

- Theo hàm lượng Cacbon: thấp, trung bình và cao

- Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào: thấp, vừa và cao.

1.3. Những loại Thép xây dựng phổ biến

  • Thép Tấm
  • Thép Tấm (Thép Lá)
  • Thép Cán Nóng
  • Thép Cuộn Cán Nguội

    2. Gang

2.1. Định nghĩa

- Gang là hợp kim của sắt chứa Fe và C trong đó hàm lượng cacbon sẽ nhiều hơn chát và chứa khoảng 2.14%. Bên cạnh đó còn một số nguyên tố phụ gia tạo nên như: Si, Mn, P và S.

- Gang có nhiệt độ nóng chảy từ 1150 đến 1200 °C và khó đun nóng chảy hơn thép và sắt nguyên chất.

- Được ứng dụng trong hoạt động lò luyện cao bằng cách lấy CO khử oxit sắt.

- Phương trình phản ứng xảy ra:

\(3CO(k) + Fe_2O_3(r) \rightarrow \ (t°cao) \ 3CO_2(k) + 2Fe(r)\)

2.2. Phân loại

  • Gang xám
  • Gang xám biến trắng
  • Gang cầu
  • Gang giun
  • Gang dẻo

Kiến thức về sắt và hợp chất của sắt 

III. Bài tập trắc nghiệm hợp kim của sắt

Câu 1. Trong một ô cơ sở của mạng lập phương thể tâm khối có bao nhiêu nguyên tử ?

a. 2

b. 4

c. 6

d. 8

Câu 2. Trong một ô cơ sở của mạng lập phương tâm mặt có bao nhiêu nguyên tử ?

a. 2

b. 4

c. 6

d. 8

Câu 3: Mật độ khối của mạng lập phương tâm khối là

a. 64%

b. 68%

c. 74%

d. 76%

Câu 4: Trong kim loại, nguyên tử sắp xếp có trật tự, chúng đều nằm trên mặt phẳng song song và cách đều nhau gọi là:

a. Mạng tinh thể

b. Mặt tinh thể

c. Khối cơ sở (ô cơ bản)

d. Thông số mạng

Câu 5: Tập hợp các mặt tinh thể tạo nên

a. Mạng tinh thể

b. Các mặt tinh thể

c. Khối cơ sở (ô cơ bản)

d. Thông số mạng

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về các hợp kim quan trọng của sắt. Chúc các bạn có những giờ học vui vẻ!

shoppe