Đăng ký

Bình luận về ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

1,529 từ

 

Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" là một nhan đề mang ý nghĩa biểu trưng hé mở tình huống và thể hiện được chủ để, tư tưởng của tác phẩm. Các nhà văn khi đặt tên cho tác phẩm của mình đều tìm cách gửi gắm trong đó những ẩn ý sâu xa ngoài việc hé mở nội dung, tư tưởng, chủ đề, Nguyễn Minh Châu cũng vậy.

Trước hết đó là con thuyền có thật, là phương tiện làm ăn, sinh sống, là nơi trú ngụ của vợ chồng hàng chài với gần 10 đứa con sống bằng nghề chài lưới.

Qua lăng kính màu hồng của người nghệ sĩ, đó còn là một con thuyền nghệ thuật. Chiếc thuyền này nhìn từ xa nó đẹp như mơ, đẹp như thơ. và người nghệ sĩ đã không ngần ngại dùng những mĩ từ để phô diễn vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa: 

Đó là vẻ đẹp đắt như trời cho, một vẻ đẹp giản dị nhưng toàn bích và có giá trị như một bức tranh thủy mặc (tranh mực tàu) của một danh họa thời cổ.

Bức họa ấy không những đẹp mà rất có hồn, có sự sống, sự giao hòa gữa con người và cảnh vật. Đó là một con thuyền lưới vó in hằn trên nền sương mù trắng như sữa lại xen chút màu hồng của mặt trời sớm bình minh. Đó là một con thuyền vừa thu lưới. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc trên mui khum khum và hướng mặt vào bờ. Ánh sáng, màu sắc thật hài hòa, thơ mộng, trong trẻo đến tinh khôi. Đặc biệt lay động người đọc khi tất cả những khung cảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó in như hình cánh con dơi... Một cảnh tượng không những đẹp mà còn sáng lên những gam màu của sự tươi mới, ẩn chứa một tinh thần lạc quan, một cái nhìn lãng mạn vào tương lai, vào só phận, tiền đồ của con thuyền và những người sống trên con thuyền ấy.

Chiếc thuyền ngoài xa

Nhưng ngay sau đó, chính người nghệ sĩ này đã phải đối mặt với hai nghịch lý éo le, trớ trêu khiến anh ta kinh ngạc "há hốc mồm" trong vài phút. Đó là con thuyền khi đến gần bờ, bước xuống khi "nó đâm thẳng: vào chỗ người nhiếp ảnh đứng là người đàn ông và người đàn bà: Người đàn bà trạc ngoài 40, cao lớn, thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt tái ngắt đầy vẻ mệt mỏi. Người đàn ông đi sau, Tấm lưng rộng cong như lưng một chiếc thuyền, tóc tổ quạ, chân chữ bát, lông mày cháy nắng rủ xuống, hai con mắt đầy vẻ độc dữ nhìn vào tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới của người phụ nữ đi trước. Khiến người ta liên tưởng đến cảnh một con thú săn mồi, cảnh áp giải tù nhân. Rồi bày ra trước mắt là hiện thực phũ phàng:

Người đàn ông dùng chiếc thắt lưng của lính ngụy thời xưa quất tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh, vừa thở hồng hộc, răng nghiến ken két, giọng rên rỉm đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ! Chúng mày chết đi cho ông nhờ!"

Nếu chiếc thuyền nhìn từ xa đẹp như mơ khiến tác giả "liên thanh", xúc động như "có cái gì bóp thắt vào tim" và sung sướng khám phá ra: "bản thân cái đẹp chính là đạo đức" và trong niềm hạnh phúc, nghệ sĩ ấy tự hào vì "Vừa khám phá thấy cái chan lý của sự toàn thiện, cái không khí trong ngần của tâm hồn" thì giờ đây khi nó đến gần, cảnh tượng đã khiến người nghệ sĩ kinh ngạc "đứng há hốc mồm ra mà nhìn rồi vứt chiếc máy ảnh xuống đất  từ bao giờ không biết". Thì ra chiếc thuyền ngoài xa ấy còn là con thuyền của cuộc đời đày sóng gió giữa biển đời còn nhiều khổ đau của người đàn bà hàng chài. Con thuyền ấy là hiện thực của mọt gia đình đông con, túng quẫn, khó kiếm ăn. Và đó là nguyên nhân khiến người chồng trở nên thô lỗ, cục cằn, rồi biến người phụ nữ trở thành nạn nhân. Những cảnh tượng ấy, những thân phận ấy nếu nhìn ở xa sẽ không thấy được. 

Từ nhan đề của tác phẩm, nhà văn đã đặt ra mối quan hệ giữa cuộc đời với nghệ thuật, vai trò của người nghệ sĩ trong hành trình đến với nghệ thuật. Chiếc thuyền ngoài xa sẽ mãi là con thuyền cô đơn giữa đại dương cuộc đời cho dù nó đẹp, thấm đẫm chất thơ. Nó chính là biểu tượng chỉ sự đơn độc của con người nếu chỉ  chăm chú đi tìm cái đẹp bên ngoài mà bỏ quên hiện thực đời sống. Cuộc đời và nghệ thuật phải có sự gắn bó. Nghệ thuật chân chính thực sự có giá trị phải là thứ nghệ thuật khơi nguồn, bám rễ từ cuộc sống con người. Người nghệ sĩ chân chính trước khi biết rung động trước cái đẹp phải biết trăn trở, day dứt,trước những khổ đau của con người, của cuộc sống xung quanh. Cái đẹp chỉ có thể lầ đạo đức khi nó khơi nguồn từ tình thương, lòng bác ái và sự công bằng. Cái đẹp ngoài xa kia ẩn chứa những cái oái oăm, nghịch lý nếu không đến gần, khồng nhìn một cách tổng thể và đánh giá toàn diện. Xa - gần, bên ngoài - thẳm sâu, cái hời hợt, hào nhoáng bên ngoài với những cái chìm ẩn bên trong, đó là cách nhìn sáng tạo mà Nguyễn Mình Châu là cây bút tiên phong trong văn học nước nhà những năm sau 1975.

Theo Cùng học vui

 

shoppe