Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa
Đề bài
Đề bài: Phân tích hình tượng Chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu
Hướng dẫn giải
Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?.
Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác trong thời kì đổi mới của đất nước. Khi ấy xã hội đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển theo xu hướng hàng hóa nhiều thành phần và hàn gắn vết thương chiến tranh đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước có nhiều cái mới tốt đẹp văn minh hơn nhưng đồng thời vẫn có những mảng tối mà nhà nước không thể đi sâu hết được. Cho nên với ý thức của một người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không hổ danh là người mở đường tinh anh khi sáng tác thành công truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện ngắn ấy ngoài những hình tượng người đàn bà hay người nghệ sĩ Phùng thì chúng ta đặc biệt ấn tượng với hình tượng chiếc thuyền ngoài xa.
Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã là một ẩn ý nghệ thuật về hình tượng này. Chiếc thuyền ngoài xa theo nghĩa tả thực thì nó chính là không gian sinh sống của những cặp vợ chồng làng chài. Nó là những chiếc thuyền mưu sinh của con người đánh cá. Nói một cách khác đi thì đó chính là nhà của họ. Thế nhưng nếu như chỉ hiểu theo nghĩa tả thực kia thì chẳng có gì gọi là ẩn ý ở đây cả.
Chẳng là nghệ sĩ Phùng là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong một chuyến công tác chụp cảnh thuyền và biển cho bô lịch năm ấy nghệ sĩ Phùng đã đến vùng biển để chụp bức ảnh chiếc thuyền và biển trong buổi sớm tinh sương. Và đúng như mong muốn Phùng bắt gặp cảnh tượng chiếc thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương. Đó thực sự là một cảnh đắt trời cho. Có thể nói hình tượng chiếc thuyền này chính là một hình ảnh nghệ thuật. Một chiếc thuyền với mũi thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương sớm. Đây quả thật là một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ để lại. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh đen trắng, chiếc thuyền nhỏ kia mang màu đen in hình mình lên màu trắng là làn sương sớm của buổi sáng trên biển. Sự kết hợp sáng tối giữa hai hình ảnh, hai màu sắc khiến cho thi nhãn của ta như được đắm chìm, bị thu hút bởi sự hài hòa dịu mắt ấy. Những mắt lưới đánh cá cũng được xuất hiện, với cuộc sống thường nhật thì nó chỉ để bắt cá mà đến với nghệ thuật nó lại trở thành một hình ảnh thật đẹp. Hình ảnh những con người ngồi trên thuyền thì im phăng phắc. Cảnh đẹp đó khiến cho người nghệ sĩ như bót thắp tim lại vì sung sướng. Nó chỉ là một cảnh tượng đời thường thế khám phá nghệ thuật của nó lại trở nên đẹp đến vậy. Người nghệ sĩ nhận ra nghệ thuật chính là đạo đức.
Như vậy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại.
Đó là một nét của hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho chúng ta khám phá nghịch lý của cuộc đời qua hình tượng chiếc thuyền ấy.
Sau một bức tranh tuyệt mĩ ấy nơi có những con người chỉ ngòi im phăng phăc êm đềm hiền lành thế. Vậy mà khi chiếc thuyền ấy lại mang cả một sự thật ẩn dấu đằng sau. Đó là người chồng đánh người vợ của mình thậm tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng mỹ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia chỉ đẹp như thế.
Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện.
Có thể nói nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kế thừa quan niệm của nhà văn Nam cao "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than". Thế nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn có cái mới lạ ở chỗ hình tượng chiếc thuyền kia quả thật là một nghê thuật đó chứ đâu có phải lừa dối đâu. Cái mà nhà văn muốn thể hiện đó chính là mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cái nhìn đa chiều vào sự vật hiện tượng. Ngay chính bản thân hiện tượng cũng có những nghịch lý mà ta phải nhìn nhận.