Đăng ký

ADN và bản chất của gen - Sinh học 9

Trong bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn những kiến thức về ADN và bản chất của gen, ở cuối bài sẽ là những bài tập sinh 9 ADN và bản chất của gen. Cùng bước vào tìm hiểu bài học ngay thôi!

and và bản chất của gen

A. Lý thuyết

I. Sự tự nhân đôi ADN

- ADN tự nhân đôi hay còn gọi là tự sao tại nhân tế bào ở kì trung gian trong chu kỳ của tế bào.

- Trong quá trình ADN tự nhân đội có sự tham gia của enzim và các yếu tố tháo xoắn, tách mạch ở trạng thái duỗi, liên kết các nucleotit với nhau.

1. Diễn biến quá trình tự sao ADN

- ADN tháo xoắn nhờ có enzim xúc tác làm hai mạch đơn tách nhau ra.

- Các nucleotit tự do của môi trường liên kết với các nucleotit trên mỗi mạch của ADN mẹ dựa theo nguyên tắc bổ sung để hình thành nên mạch polinucleotit.

- Khi quá trình kết thúc sẽ tạo hai phân tử con giống nhau và giống với ADN mẹ. Hai ADN con đóng xoắn và được phân chia cho hai tế bào con trong quá trình phân bào.

2. Nguyên tắc

Quá trình tự sao ADN sẽ tuân thủ theo hai nguyên tắc:

- Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bổ sung

Mạch mới của ADN con được tổng hợp hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nucleotit tự do của môi trường liên kết với nucleotit của mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.

Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T - G liên kết với X và ngược lại.

- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc bán bảo toàn

Nguyên tắc bán bảo toàn nghĩa là giữa lại một nửa. Cụ thể hơn là trong mỗi ADN con sẽ còn lại một mạch cũ của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

3. Ý nghĩa của sự tự sao ADN

- Sự tự sao ADN giúp cho thông tin di truyền của ADN nhân lên, từ đây tạo cơ sở cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.

- Sự tự sao ADN và nhiễm sắc thể kết hợp với cơ chế phân li của chúng trong nguyên phân sẽ giúp tạo ra sự ổn định di truyền qua các thế hệ tế bào.

- Nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể cùng sự phân li của chúng trong quá trình giảm phân và tái tổ hợp trong quá trình thụ tinh đã tạo ra sự ổn định của ADN và nhiễm sắc thể qua các thế hệ của loài.

II. Bản chất của gen

- Thực chất, gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định

- Gen cấu trúc thường mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.

III. Chức năng ADN

- Mang thông tin di truyền như: số lượng, thành phần, trình tự các nucleotit trên ADN

- Bảo quản được các thông tin di truyền: trên phân tử ADN mọi sai sót hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa. Các đoạn gen cấu trúc được các cơ chế trong tế bào bảo vệ, giữa được tính ổn định trong đời sống cá thể.

- Qua quá trình nhân đôi ADN, ADN có thể truyền đạt thông tin di truyền qua các hệ tế bào và cơ thể.

B. Bài tập sinh 9 ADN và Bản chất của gen

Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng khi nêu bản chất của gen và chức năng của ADN.

A. Gen có bản chất là một đoạn phân tử của ADN, nó có chức năng di truyền xác định.

B. Mang thông tin di truyền như: số lượng, thành phần, trình tự các nucleotit trên ADN

C. Gen cấu trúc mang thông tin quy định của một loại protein

D. A và C đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 2: Trong quá trình tự sao ADN thì nucleotit tự do loại T của môi trường đến liên kết với loại gì ở mạch khuôn?

A. G mạch khuôn

B. X mạch khuôn

C. A mạch khuôn

D. T mạch khuôn

=> Đáp án đúng: C

Câu 3: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

A. Có 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ

B. Toàn bộ hai mạch đều được tổng hợp từ nucleotit môi trường

C. Chỉ có một mạch được tổng hợp từ nucleotit môi trường

D. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ

=> Đáp án đúng: D

Câu 4: Đâu là chức năng chính xác nhất khi nói về chức năng của ADN?

A. Mang thông tin di truyền

B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các hệ tế bào và cơ thể

C. Bảo quản được các thông tin di truyền

D. Tất cả đều đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 5: Trong nguyên phân, sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào?

A. Kì đầu

B. Kì trung gian

C. Kì cuối

D. A và C đúng

=> Đáp án đúng: B

Câu 6: Trong nhân tế bào , ADN xảy ra quá trình gì?

A. Quá trình tự nhân đôi

B. Quá trình tự tháo xoắn

C. Quá trình tự đóng xoắn

D. Quá trình phân ly độc lập

=> Đáp án đúng: A

Câu 7: Trong nhân đôi của gen thì nucleotit tự do loại X trên mạch khuôn sẽ liên kết với?

A. G của môi trường

B. X của môi trường

C. A của môi trường

D. T của môi trường

=> Đáp án đúng: B

Câu 8: Trong quá trình ADN tự nhân đôi có sự tham gia của?

A. Enzim

B. Các yếu tố tháo xoắn, tách mạch ở trạng thái co ngắn.

C. Liên kết các nucleotit với nhau.

D. A và C đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 9: Một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại protein được gọi là?

A. Quá trình nhân đôi

B. Quá trình liên kết các nucleotit với nhau

C. Gen cấu trúc

D. Không có đáp án

=> Đáp án đúng: C

Câu 10: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại là nguyên tắc nào trong quá trình tự nhân đôi ADN?

A. Nguyên tắc bổ sung

B. Nguyên tắc bán bảo toàn

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

D. Nguyên tắc nhận gen

=> Đáp án đúng: A

Câu 11: Vì sao trong quá trình tự sao ADN cần phải tuân thủ hai nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn?

A. Bởi đó là sự đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ tế bào chất vào nhân tế bào.

B. Bởi đó là sự đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể

C. Bởi đó là sự đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào vào cơ thể

D. Bởi đó là sự đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.

=> Đáp án đúng: B

Câu 12: ADN tháo xoắn nhờ có enzim xúc tác làm hai...?

A. Mạch đơn tách nhau ra.

B. Mạch ghép tách nhau ra.

C. Mạch đơn dính lại với nhau.

D. Mạch ghép dính lại với nhau

=> Đáp án đúng: A

Câu 13: Trong cơ thế nhân đôi của ADN, nguyên tắc bán bảo toàn được hiểu là?

A. Ở trong hai ADN mới sẽ gồm có mạch cũ của ADN mẹ.

B.  A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại

C. Ở trong hai ADN mới, mỗi ADN sẽ mang một mạch cũ của ADN mẹ và một mạch mới do được tổng hợp.

D. Sự nhân đôi xảy ra trên mạch ADN theo hai hướng ngược chiều nhau.

=> Đáp án đúng: C

Câu 14: Hãy chỉ ra yếu tố góp phần quan trọng giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu?

A. Nguyên tắc bổ sung

B. Sự có mặt tham gia của xúc tác enzim

C. Trong môi trường nội bào có sự tham gia của các nucleotit

D. Do quá trình tự tháo xoắn và đóng xoắn của ADN.

=> Đáp án đúng: A

Câu 15: Từ đồng nghĩa với "tự nhân đôi ADN"?

A. Tự tái bản ADN

B. Tự sao chép ADN

C. Tự sao ADN

D. A và C đúng

=> Đáp án đúng: C

Câu 16: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở để...?

A. Dẫn đến sự tự nhân đôi của trung tử

B. Dẫn đến sự tự nhân đôi của lạp thể

C. Dẫn đến sự nhân đôi của nhiễm sắc thể

D. Dẫn đến sự nhân đôi của ADN tiếp theo

=> Đáp án đúng: C 

Câu 17: Quá trình tự nhân đôi ADN sẽ cho kết quả là:

A. Phân tử ADN con được đổi mới hoàn toàn so với ADN mẹ.

B. Phân tử ADN con được đổi mới bán nữa so với ADN mẹ.

C, Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.

D. Phân tử ADN con có độ dài bằng ADN mẹ.

=> Đáp án đúng: B

Câu 18: Quá trình tự sao ADN sẽ tuân thủ theo mấy nguyên tắc?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

=> Đáp án đúng: C

Câu 19: Đâu là nguyên nhân dẫn đến nhiễm sắc thể nhân đôi?

A. Do sự tự sao của ADN dẫn đến sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.

B. Do sự tụ nhân đôi vốn có của nhiễm sắc thể

C. Do nhiễm sắc thể luôn ở trong trạng thái kép

D. A và C đúng.

=> Đáp án đúng: A

Câu 20: Nhờ có enzim xúc tác làm hai mạch đơn tách nhau ra mà ADN có thể?

A. Đóng xoắn

B. Tháo xoắn

C. Vừa đóng xoắn và vừa tháo xoắn

D. Không có đáp án

=> Đáp án đúng: B

Câu 21: Một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định được gọi là?

A. ADN

B. Nhiễm sắc thể

C. Gen

D. Ti thể

=> Đáp án đúng: C

Xem thêm >>> Bài tập sinh 9 adn và bản chất của gen - SGK

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về ADN và bản chất gen, mong rằng qua những kiến thức lý thuyết cùng các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các bạn hiểu quá trình nhân đôi ADN như thế nào, bản chất của gen và chức năng của ADN là gì,... Hãy để lại comment thắc mắc hoặc đóng góp cho bài viết ở phía bên dưới comment nhé!