Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn vật lí năm 2020 - Đ...
- Câu 1 : Đơn vị của khối lượng nguyên tử u là
A
\(\frac{1}{{14}}\) khối lượng hạt nhân của đồng vị \(_7^{14}N\).
B
khối lượng của hạt nhân nguyên tử \(_1^1H\).
C khối lượng của một nguyên tử \(_1^1H\).
D \(\frac{1}{{12}}\) khối lượng của một nguyên tử \(_6^{12}C\).
- Câu 2 : Các thiết bị điện trong gia đình thường được mắc theo cách nào?
A
Mắc hỗn hợp tùy yêu cầu sử dụng
B
Mắc nối tiếp với nhau
C Mắc hỗn hợp đối xứng
D Mắc song song với nhau
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng vị?
A
Các hạt nhân đồng vị có cùng khối lượng.
B
Các hạt nhân đồng vị có cùng số A nhưng khác nhau số Z.
C
Các hạt nhân đồng vị có cùng số Z nhưng khác nhau số A.
D Các hạt nhân đồng vị có cùng số notron.
- Câu 4 : Từ thông xuyên qua một khung dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều không phụ thuộc vào
A
độ lớn của cảm ứng từ B.
B
diện tích khung dây.
C vật liệu tạo nên khung dây.
D góc tạo bởi đường sức từ và mặt phẳng khung dây.
- Câu 5 : Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại một điểm trên dây cách nguồn một đoạn x là \(u = 5cos\left( {20\pi t - \dfrac{{2\pi x}}{3}} \right)\left( {mm} \right)\) (với x đo bằng mét, t đo bằng giây). Tốc độ truyền sóng trên sợi dây có giá trị là
A \(30mm/s\)
B \(30cm/s\)
C \(30m/s\)
D \(10m/s\)
- Câu 6 : Quạt cây sử dụng trong nhà có cánh quạt được gắn với trục quay và trục này được gắn với
A
phần cảm và là phần tạo ra từ trường quay
B
phần ứng và là phần tạo ra từ trường quay
C phần ứng và là phần tạo ra dòng điện cảm ứng
D phần cảm và là phần tạo ra dòng điện cảm ứng
- Câu 7 : Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một điện trở có biểu thức \(i = {I_0}cos\omega t\). Giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng là \(\sqrt 2 A\). Giá trị của \({I_0}\) là
A \({I_0} = 2A\)
B \({I_0} = 1A\)
C \({I_0} = \dfrac{1}{2}A\)
D \({I_0} = \sqrt 2 A\)
- Câu 8 : Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương và tần số sẽ có biên độ không phụ thuộc vào
A
biên độ của dao động thành phần thứ 2
B
tần số chung của hai dao động thành phần
C biên độ của dao động thành phần thứ nhất
D độ lệch pha của hai dao động thành phần
- Câu 9 : Năng lượng của một photon ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 6,{625.10^{ - 7}}m\) là
A \({3.10^{ - 29}}J\)
B \({3.10^{ - 19}}J\)
C \({10^{ - 19}}J\)
D \({10^{ - 18}}J\)
- Câu 10 : Khi quan sát các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ta thấy có những vân màu sặc sỡ là do có sự
A khúc xạ ánh sáng
B nhiễu xạ ánh sáng
C tán sắc ánh sáng
D giao thoa ánh sáng
- Câu 11 : Một sóng ngang truyền trên một sợi dây dài căng ngang. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A
Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất trên dây mà dao động tại hai phần tử đó cùng pha.
B
Bước sóng là quãng đường sóng lan truyền được trên dây trong một chu kì của sóng.
C
Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp
D Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử đang ở vị trí cân bằng liên tiếp trên dây
- Câu 12 : Trong tivi không có bộ phận nào sau đây?
A Máy biến áp
B Mạch tách sóng
C Mạch khuếch đại
D Mạch biến điệu
- Câu 13 : Trong 4 bức xạ đơn sắc: đỏ, vàng, lục và lam thì bức xạ đơn sắc có bước sóng nhỏ nhất là
A lam.
B lục.
C đỏ.
D vàng.
- Câu 14 : Một quả cầu nhỏ mang điện tích \(Q = 1nC\) đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu \(3cm\) là
A \({10^4}V/m\)
B \({10^5}V/m\)
C \(1V/m\)
D \({10^{ - 3}}V/m\)
- Câu 15 : Cơ thể con người ở nhiệt độ \({37^0}C\) phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?
A bức xạ nhìn thấy
B tia X
C tia tử ngoại
D tia hồng ngoại
- Câu 16 : Trong phóng xạ \(\alpha \), so với hạt nhân mẹ thì hạt nhân con ở vị trí nào trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A Tiến \(2\) ô.
B Lùi \(2\) ô.
C Lùi \(4\) ô.
D Tiến \(4\) ô.
- Câu 17 : Biết bán kính trái đất là \(R = 6400km\), gia tốc trọng trường phụ thuộc vào độ cao theo biểu thức \(g = {g_0}\dfrac{{{R^2}}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\), với \({g_0} = {\pi ^2}m/{s^2}\) . Khi được đưa lên cao \(3200km\), một con lắc đơn có chu kì dao động điều hòa thay đổi một lượng bằng \(1s\) so với ở mặt đất. Chiều dài dây treo con lắc là
A \(0,25m\)
B \(1m\)
C \(2,25m\)
D \(4m\)
- Câu 18 : Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ một khoảng 12cm cho ảnh A’B’ cùng chiều, cách thấu kính 36cm. Tiêu cự thấu kính là
A 18cm
B 48cm
C 36cm
D 24cm
- Câu 19 : Cho phản ứng hạt nhân \(_{92}^{234}U \to _2^4He + _{90}^{230}Th\). Gọi a, b và c lần lượt là năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân Urani, hạt \(\alpha \) và hạt nhân Thori. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A \(4b + 230c - 234a\)
B \(b + c - a\)
C \(4b + 230c + 234a\)
D \(234 - \left( {4b + 230c} \right)\)
- Câu 20 : Một nguồn điện suất điện động \(E\) và điện trở trong r được nối với một mạch ngoài là biến trở R. Nếu thay đổi giá trị R thì khi \(R = r\),
A
công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực tiểu
B
công suất tiêu thụ trên nguồn là cực tiểu
C dòng điện trong mạch có giá trị cực đại
D công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực đại
- Câu 21 : Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn phát bức xạ đơn sắc có bước sóng 500nm, khoảng cách giữa 2 khe 1,5mm, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe 2,4m. Khoảng vân quan sát được là
A 0,8mm
B 0,4mm
C 0,3mm
D 0,6mm
- Câu 22 : Dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng (gồm cuộn dây thuần cảm là một ống dây, tụ điện là tụ phẳng) là dao động điều hòa, khi từ trường đều trong lòng cuộn cảm bằng \({B_1} = {2.10^{ - 4}}T\) thì cường độ điện trường đều trong tụ bằng \({E_1} = 3\sqrt {11} {.10^3}V/m\). Khi từ trường đều trong lòng cuộn cảm bằng \({B_2} = \sqrt 2 {.10^{ - 3}}T\) thì cường độ điện trường đều trong tụ bằng \({E_2} = 5\sqrt 2 {.10^3}V/m\). Giá trị cực đại của từ trường đều trong lòng cuộn và cường độ điện trường đều trong tụ lần lượt bằng
A
\({B_0} = {10^{ - 3}}T;{E_0} = {10^4}V/m\)
B
\({B_0} = {2.10^{ - 3}}T;{E_0} = {10^4}V/m\)
C \({B_0} = {2.10^{ - 3}}T;{E_0} = {2.10^4}V/m\)
D \({B_0} = {10^{ - 3}}T;{E_0} = {2.10^4}V/m\)
- Câu 23 : Đặt điện áp \(u = 120cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)V\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm một tụ điện mắc nối tiếp với điện trở thuần \(R = 30\Omega \) thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ là \(60V\). Trong \(\dfrac{1}{{600}}s\) kể từ thời điểm \(t = 0\), điện lượng chuyển qua R là
A \(\Delta q = 9,00\mu C\)
B \(\Delta q = 6,37\mu C\)
C \(\Delta q = 6,37mC\)
D \(\Delta q = 4,50mC\)
- Câu 24 : Dây số 5 của đàn guitar có chiều dài 81cm. Giả sử vận tốc truyền âm trên dây này là \(712,8m/s\). Nếu không bấm dây thì nó không thể phát ra được âm nào trong số các âm có tần số sau?
A 1320Hz
B 880Hz
C 220Hz
D 440Hz
- Câu 25 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng \(a = 0,5mm\), khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là \(D = 1,5m\). Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng \(\lambda = 0,6\mu m\). Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng \(5,4mm\) có vân sáng bậc
A 4
B 2
C 6
D 3
- Câu 26 : Các mức năng lượng trong nguyên tử hidro được xác định theo công thức \(E = - \dfrac{{13,6}}{{{n^2}}}eV\). Từ trạng thái cơ bản, nguyên tử H được kích thích để động năng của electron giảm đi 4 lần. Bước sóng dài nhất mà nguyên tử này phát ra là
A \(1,{827.10^{ - 7}}m\)
B \(1,096\mu m\)
C \(1,{21810^{ - 7}}m\)
D \(1,879\mu m\)
- Câu 27 : Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ gồm biến trở \(R\), cuộn dây không thuần cảm và tụ điện C có điện dung thay đổi được. Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\omega t\) (\({U_0},\omega \) có giá trị dương, không đổi) vào hai đầu đoạn AN, mắc các vôn kế lí tưởng \({V_1},{V_2}\) vào AM và MN, mắc oát kế để đo công suất toàn mạch. Thay đổi R từ 0 đến rất lớn, khi đó tổng số chỉ hai vôn kế cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất là \({U_1}\), số chỉ lớn nhất của oát kế là \({P_1}\). Tháo toàn bộ nguồn và dụng cụ đo khỏi mạch rồi đặt điện áp đó vào hai đầu đoạn mạch MB, mắc các vôn kế lí tưởng \({V_1},{V_2}\) vào MN và NB, mắc oát kế để đo công suất toàn mạch. Thay đổi C từ 0 đến rất lớn, khi đó tổng số chỉ hai vôn kế cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất là \({U_2}\), số chỉ lớn nhất của oát kế là \({P_2}\). Biết \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = 0,299\) và giá trị \({P_t} = 100W\). Giá trị \({P_2}\) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A
\(\dfrac{{100}}{{\sqrt 3 }}{\rm{W}}\)
B \(\dfrac{{50}}{{\sqrt 3 }}{\rm{W}}\)
C \(200\sqrt 3 {\rm{W}}\)
D \(100\sqrt 3 {\rm{W}}\)
- Câu 28 : Từ đường dây tải điện cao thế 110kV, máy biến áp tại A hạ áp xuống đến điện áp ổn định là 15kV. Sau đó điện năng được truyền tải trên đường dây trung thế đến một khu công nghiệp. Tại đây, máy biến áp B hạ áp để điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp của nó ổn định là 220V. Coi các máy biến áp lí tưởng, hao phí chỉ xảy ra trên đường dây trung thế và hệ số công suất toàn mạch luôn bằng 1. Ban ngày khi công suất tiêu thụ của khu công nghiệp là \({P_1}\) thì tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của B là \({k_1}\). Ban đêm, do nhu cầu sử dụng giảm nên dòng điện hiệu dụng trên đường dây trung thế giảm đi một nửa và hiệu suất truyền tải có giá trị tăng lên 0,02 so với van ngày, khi đó tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của B là \({k_2}\). Vào ban đêm, công suất tiêu thụ của khu công nghiệp là \({P_2}\). Tỉ số \(\dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}}\) và \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}}\) có giá trị lần lượt là
A \(\dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \dfrac{{49}}{{48}};\dfrac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \dfrac{{96}}{{49}}\)
B \(\dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \dfrac{{49}}{{48}};\dfrac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \dfrac{{49}}{{96}}\)
C \(\dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \dfrac{{48}}{{49}};\dfrac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \dfrac{1}{2}\)
D \(\dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \dfrac{{49}}{{48}};\dfrac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \dfrac{1}{2}\)
- Câu 29 : Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một lò xo có độ cứng \(k = 10N/m\) gắn với vật nhỏ khối lượng \(m = 100g\) và được tích điện \(q = {10^{ - 5}}C\). Chọn trục Ox trùng với trục lò xo, chiều dương hướng ra xa lò xo. Gốc O trùng với vị trí lò xo không biến dạng. Khi vật nhỏ đang ở vị trí cân bằng, người ta thiết lập một điện trường đều theo phương nằm ngang dọc theo trục lò xo và có cường độ biến thiên theo thời gian với biểu thức \(E = {10^4}cos\left( {5\sqrt 2 t} \right)\left( {V/m} \right)\). Bỏ qua ma sát và lực cản của môi trường. Khi dao động cưỡng bức ổn định thì vật dao động xung quanh vị trí cân bằng là O theo phương trình
A
\(x = - cos\left( {5\sqrt 2 t} \right)\left( {cm} \right)\)
B
\(x = 2cos\left( {5\sqrt 2 t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
C \(x = cos\left( {5\sqrt 2 t} \right)\left( {cm} \right)\)
D \(x = 2cos\left( {5\sqrt 2 t} \right)\left( {cm} \right)\)
- Câu 30 : Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp \({S_1}{S_2}\) dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_1} = {u_2} = 0,5cos\omega t\left( {cm} \right)\). Vận tốc lan truyền của sóng trên bề mặt chất lỏng là \(32cm/s\). Coi biên độ sóng không thay đổi khi lan truyền. M, N là hai phần tử trên mặt chất lỏng có vị trí cân bằng nằm trên đoạn \({S_1}{S_2}\). Bình phương khoảng cách giữa hai phần tử này thay đổi theo thời gian với quy luật được biểu diễn trên đồ thị hình bên. Số điểm cực đại và cực tiểu trên đoạn MN là
A
4 điểm cực đại, 3 điểm cực tiểu
B
3 điểm cực đại, 4 điểm cực tiểu
C 2 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu
D 7 điểm cực đại, 6 điểm cực tiểu
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất