Đề thi thử THPT QG môn Hóa - Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bì...
- Câu 1 : Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng
A aren.
B anken.
C ankin.
D ankan.
- Câu 2 : Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là
A 3.
B 4.
C 1.
D 2.
- Câu 3 : Chất nào sau đây không phải là chất điện li trong nước?
A HCl.
B CH3COOH.
C Glucozơ.
D NaOH.
- Câu 4 : Chất nào dưới đây không tan trong nước?
A Glyxin.
B Saccarozơ.
C Etylamin.
D Tristearin.
- Câu 5 : Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?
A Teflon.
B Tơ nilon-6,6.
C Thủy tinh hữu cơ.
D Poli(vinyl clorua).
- Câu 6 : Sắt tây là hợp kim của sắt với kim loại nào sau đây?
A Sn.
B Zn.
C Ag.
D Cr.
- Câu 7 : Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30%, quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả hai lần quan sát (1), (2) lần lượt là:
A Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp.
B Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.
C Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất.
D Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp.
- Câu 8 : Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A 18,0.
B 24,6.
C 2,04.
D 1,80.
- Câu 9 : Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A Có sủi bọt khí không màu thoát ra.
B Có kết tủa trắng không tan trong NaOH dư.
C Không có hiện tượng gì.
D Có kết tủa trắng tan trong NaOH dư.
- Câu 10 : Để phân biệt ba dung dịch glyxin, etylamin, axit axetic chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A Dung dịch HCl.
B Quỳ tím.
C Dung dịch NaOH.
D Kim loại Na.
- Câu 11 : Cho dãy các chất sau: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 12 : Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là
A 65,6.
B 72,0.
C 70,4.
D 66,5.
- Câu 13 : Cho các chất sau đây có cùng nồng độ: NH3 (1), NaOH (2), Ba(OH)2 (3), KNO3 (4). Dung dịch có pH lớn nhất là
A Ba(OH)2.
B NaOH.
C KNO3.
D NH3.
- Câu 14 : Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau:X + H2O → Y1 + Y2;Y1 + O2 → Y2 + H2O.Tên gọi của X là
A Metyl propionat.
B Isopropyl fomat.
C Etyl axetat.
D Propyl fomat.
- Câu 15 : Khi cho Cu tác dụng với H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A Môi trường.
B Chất oxi hóa.
C Chất xúc tác.
D Chất khử.
- Câu 16 : Este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A CH3COOCH=CH2.
B HCOOCH=CH-CH3
C CH2=CH-COOCH3.
D HCOOCH2-CH=CH2.
- Câu 17 : Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình:
A Cô cạn ở nhiệt độ cao.
B Hiđro hóa (xúc tác Ni).
C Xà phòng hóa.
D Làm lạnh.
- Câu 18 : Cho các chất: glixerol, toluen, Gly-Ala-Gly, anilin, axit axetic, fomanđehit, glucozơ, saccarozơ. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là
A 4.
B 7.
C 6.
D 5.
- Câu 19 : Cho sơ đồ phản ứng sau:X \(\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{{{170}^0}C}^{{H_2}S{O_4}\,\,dac}} \) Y + Z Y + 2H2 \(\buildrel {Ni,{t^0}} \over\longrightarrow \) Ancol isobutylicX + CuO \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) T + E + ZT + 4AgNO3 \(\buildrel {dd\,N{H_3},{t^0}} \over\longrightarrow \) F + G + 4AgCông thức cấu tạo của X là
A CH3CHOHCH2CHO.
B HOCH2CH(CH3)CHO.
C OHC-CH(CH3)CHO.
D (CH3)2C(OH)CHO.
- Câu 20 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:C6H12O6 → X → Y → Z;Z + CH3COOH → C6H10O4.Nhận xét nào sau đây là đúng
A Chất X không tan trong nước.
B Nhiệt độ sôi của Z nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.
C Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2.
D Chất Z phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
- Câu 21 : Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Giá trị của V là:
A 167,50.
B 230,00.
C 156,25.
D 173,75.
- Câu 22 : Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một amino axit Y (trong đó khối lượng của X lớn hơn 20 gam) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch H chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 82,6%.
B 83,2%.
C 82,1%.
D 83,5%.
- Câu 23 : Cho các phát biểu sau:(1) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.(2) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng hiđro (xúc tác Ni, toC) thu được sorbitol.(3) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.(4) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.(5) Số nguyên tử N có trong phân tử đipeptit Glu-Lys là 2.(6) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê.Số phát biểu đúng là
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 24 : Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,18 gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,05 mol H2O. Hỏi phần trăm khối lượng của este trong X là:
A 23,34%.
B 62,44%.
C 56,34%.
D 87,38%.
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,336 lít khí N2 (ở đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là:
A 3,64.
B 2,48.
C 4,25.
D 3,22.
- Câu 26 : X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thì được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là?
A 50,82%.
B 13,90%.
C 26,40%.
D 8,88%.
- Câu 27 : Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí ở đktc. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với bao nhiêu?
A 84.
B 80.
C 82.
D 86.
- Câu 28 : Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A H2SO4 loãng nguội.
B AgNO3.
C FeCl3.
D ZnCl2.
- Câu 29 : Chất hữu cơ X là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, dạng nguyên chất hay gần nguyên chất được chế thành sợi, tơ, giấy viết. Chất X là
A saccarozo.
B tinh bột.
C tristearin.
D xenlulozo.
- Câu 30 : Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng thủy luyện?
A Na.
B Mg.
C Cu.
D Al.
- Câu 31 : Chất bột X có màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là
A kali nitrat.
B photpho.
C lưu huỳnh.
D đá vôi.
- Câu 32 : Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường. Vai trò của nhiệt kế trong chưng cất là:
A Đo nhiệt độ của nước sôi.
B Đo nhiệt độ của chất đang chưng cất.
C Đo nhiệt độ của ngọn lửa.
D Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.
- Câu 33 : Metylamin phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A Ca(OH)2.
B NH3.
C CH3COOH.
D NaCl.
- Câu 34 : Este nào sau đây là este no,đơn chức,mạch hở?
A CH3COOC6H5.
B HCOOCH=CH2.
C CH3COOCH3.
D (HCOO)2C2H4.
- Câu 35 : Cho các polime sau: polietilen, poli (vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon -6,6, amilopectin, xenlulozo. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A 3.
B 5.
C 6.
D 4.
- Câu 36 : Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hidro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Vậy A và Z lần lượt là
A saccarozo và glucozo.
B glucozo và sobitol.
C tinh bột và glucozo.
D saccarozo và sobitol.
- Câu 37 : Cho 1 mol chất X tác dụng tối đa 1 mol Br2. Vậy X là chất nào trong các chất sau?
A Etilen.
B Buta-1,3-đien.
C Metan.
D Axetilen.
- Câu 38 : Cho các phát biểu sau:(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.(b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính)(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.(d) Chất độn aminăng làm tăng tính chịu nhiệt của chất dẻo.(e) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đâu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện(g) Thành phần chính chủ yếu của khí biogas là metan.Số phát biểu đúng là
A 5.
B 6.
C 4.
D 3.
- Câu 39 : Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
A Zn.
B Ca.
C Fe
D Mg.
- Câu 40 : Thủy phân hợp chất:H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì số α-amino axit thu được là
A 4.
B 2.
C 5.
D 3.
- Câu 41 : Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị trị của m là
A 97,6.
B 82,4.
C 88,6.
D 80,6.
- Câu 42 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2(b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (e) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.(c) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A 4.
B 3.
C 2.
D 5.
- Câu 43 : Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 ta có đồ thị như hình sau:Khi số mol HCl là x thì dung dịch chứa 97,02 gam chất tan. Giá trị của a là
A 0,24.
B 0,36.
C 0,18.
D 0,20.
- Câu 44 : Cho các phát biểu sau:(a) Thủy phân tripanmitin và etyl axetat đều thu được ancol.(b) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo.(c) Hidro hóa triolein thu được tripamitin.(d) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.(e) Ứng với công thức đơn giản nhất là CH2O có 3 chất hữu cơ đơn chức mạch hở.Số phát biểu đúng là
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 45 : Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozo:(1) Thêm 3-5 giọt glucozo vào ống nghiệm.(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70oC trong vài phút.(4) Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.Thứ tự tiến hành đúng là
A 4, 2, 1, 3.
B 1, 4, 2, 3.
C 1, 2, 3, 4.
D 4, 2, 3, 1.
- Câu 46 : Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO, Cu (trong đó oxi chiếm 25,39% về khối lượng hỗn hợp). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít khí CO (ở đktc) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hidro là 19. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị gần nhất của m là
A 38,43.
B 35,19.
C 41,13.
D 40,43.
- Câu 47 : Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hidro) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 : 2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác, cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là
A 97,2.
B 64,8.
C 108.
D 86,4.
- Câu 48 : Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A 55,44.
B 93,83.
C 51,48.
D 58,52.
- Câu 49 : Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít, ở đktc) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau như trên đồ thị:Nếu điện phân dung dịch trong thời gian 2,5a giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng Fe dư (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) thì lượng Fe tối đa đã phản ứng là
A 9,1 gam.
B 4,2 gam.
C 6,3 gam.
D 7,0 gam.
- Câu 50 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong A) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt khác, m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là
A 45,20%
B 50,40%
C 62,10%
D 42,65%
- Câu 51 : Cho X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có một axit có một liên kết đôi C=C, MX < MY), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở, phân tử không có nhóm chức nào khác, không có khả năng tráng bạc). Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm theo khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 41.
B 26.
C 66.
D 61.
- Câu 52 : Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% về khối lượng trong Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 7,00.
B 7,50.
C 7,25.
D 7,75.
- Câu 53 : Thực hiện thí nghiệm theo thứ tự:- Cho vài giọt phenolphtalein vào 3 ống nghiệm chứa nước được đánh số thứ tự.- Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1 mẩu Na nhỏ.- Cho vào ống nghiệm thứ hai 1 mẩu Mg.- Cho vào ống nghiệm thứ ba 1 mẩu nhôm (nhôm lá).Để yên một thời gian rồi đun nóng các ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây là đúng
A Ống nghiệm thứ 3 trước khi đun nóng không có hiện tượng gì, sau khi đun nóng dung dịch chuyển màu hồng.
B Chỉ có ống nghiệm thứ nhất dung dịch có màu hồng sau khi đun nóng.
C Sau khi đun nóng, có 2 ống nghiệm chuyển sang màu hồng.
D Trước khi đun nóng, không có ống nghiệm nào có màu hồng.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein