Đề ôn tập chương 3 Hình học Toán 9 có đáp án Trườ...
- Câu 1 : Cho hai đường tròn ( O ) và (O') cắt nhau tại A và B. Một đường thẳng tiếp xúc với ( O ) tại C, và tiếp xúc với đường tròn (O') tại D sao cho tia AB cắt đoạn CD. Vẽ đường tròn ( I ) đi qua ba điểm A,C,D cắt đường thẳng AB tại một điểm thứ hai là E. Chọn câu đúng:
A. Tứ giác BCED là hình thoi
B. Tứ giác BCED là hình bình hành
C. Tứ giác BCED là hình vuông
D. Tứ giác BCED là hình chữ nhật
- Câu 2 : Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài tại A, Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC, B ϵ (O), C ϵ (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC ở I. \(\widehat {BAC}\) bằng:
A. 120o
B. 90o
C. 60o
D. Không xác định được
- Câu 3 : Cho tam giác ABC. Một đường tròn tâm (O ) nội tiếp tam giác ABC và tiếp xúc với BC tại D. Đường tròn tâm I là đường tròn bàng tiếp trong góc A của tam giác ABC và tiếp xúc với BC tại F. Vẽ đường kính DE của đường tròn (O). Chọn đáp án đúng nhất.
A. \( \frac{{AO}}{{AI}} = \frac{{OE}}{{IF}}\)
B. \( \widehat {AOE} = \widehat {AIF}\)
C. A,E,F thẳng hàng
D. Cả A, B, C đều đúng
- Câu 4 : Cho tam giác nhọn ABC . Gọi O là trung điểm của BC. Dựng đường tròn tâm O đường kính BC. Vẽ đường cao AD của tam giác ABC và các tiếp tuyến AM,AN với đường tròn (O) (M,N là các tiếp điểm). Gọi E là giao điểm của MN với AD. Chọn câu đúng.
A. \(AE.AD=2AM\)
B. \(AE.AD=AM^2\)
C. \(AE.AO=AM^2\)
D. \(AD.AO=AM^2\)
- Câu 5 : Cho nửa đường tròn đường kính AB, dây MN có độ dài bằng bán kính R của đường tròn, M thuộc cung AN. Các tia AM và BN cắt nhau ở I, dây AN và BM cắt nhau ở K. Với vị trí nào của dây MN thì diện tích tam giác IAB lớn nhất? Tính diện tích đó theo bán kính R.
A. \(MN=BC;\:\:{S_{IAB}} = 2{R^2}\sqrt 3 .\)
B. \(MN=BC;\:\:{S_{IAB}} = {R^2}\sqrt 3 .\)
C. \(MN//BC;\:\:{S_{IAB}} =2 {R^2}\sqrt 3 .\)
D. \(MN//BC;\:\:{S_{IAB}} = {R^2}\sqrt 3 .\)
- Câu 6 : Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O,R), gọi H là trực tâm, I và O là tâm đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC, đồng thời AH bằng bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Ta có các nhận xét sau: (I): O nằm trên cung tròn nhìn về một phía của BC dưới góc 200. (II): I nằm trên cung tròn nhìn về một phía của BC dưới góc 1200. (III): H trên cung tròn nhìn về một phía của BC dưới góc 1200.
A. Cả ba khẳng định trên đều đúng.
B. Cả ba khẳng định trên đều sai.
C. Chỉ khẳng định I đúng.
D. Có ít nhất 1 khẳng định sai.
- Câu 7 : Cho đoạn thẳng AB cố định và một điểm C di chuyển trên đường tròn tâm B bán kính BA. Dựng hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo hình bình hành. Tìm quỹ tích điểm O khi C di chuyển trên đường tròn (B;BA)
A. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 1200 dựng trên AB.
B. Quỹ tích điểm O là đường tròn đường kính AB
C. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 600 dựng trên AB.
D. Quỹ tích điểm O là đường tròn đường kính AB, trừ hai điểm A và B.
- Câu 8 : Cho tam giác ABC cân tại A,M là điểm trên cạnh đáy BC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với hai cạnh bên cắt hai cạnh đó tại D và E. Gọi N là điểm đối xứng của M qua DE. Quỹ tích các điểm N là:
A. Quỹ tích các điểm N là cung chứa góc bằng \( \widehat {BAC}\) dựng trên đoạn BC
B. Quỹ tích các điểm N là cung chứa góc bằng \( \frac{1}{2}\widehat {BAC}\) dựng trên đoạn BC
C. Quỹ tích các điểm N là cung chứa góc bằng \( 2\widehat {BAC}\) dựng trên đoạn BC
D. Quỹ tích các điểm N là cung chứa góc bằng \( {180^0} - \widehat {BAC}\) dựng trên đoạn BC .
- Câu 9 : Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Đường thẳng qua O và vuông góc AB cắt cung AB tại C. Gọi E là trung điểm BC. AE cắt nửa đường tròn O tại F. Đường thẳng qua C và vuông góc AF tại G cắt AB tại H. Khi đó góc \(\widehat {OGH}\) có số đo là:
A. 450
B. 600
C. 900
D. 1200
- Câu 10 : Cho hình vẽ. Khi đó đáp án đúng là:
A. \(\widehat {ADC} = {70^ \circ }\)
B. \(\widehat {ADC} = {80^ \circ }\)
C. \(\widehat {ADC} = {75^ \circ }\)
D. \(\widehat {ADC} = {60^ \circ }\)
- Câu 11 : Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O) và \(\widehat A = \partial (0 < \partial < {90^ \circ })\) . Gọi M là một điểm tùy ý trên cung nhỏ AC vẽ tia Bx vuông góc với AM cắt tia CM tại D. Số đo góc \(\widehat {BDM}\) là:
A. \(\widehat {BDM} = \frac{\partial }{2}\)
B. \(\widehat {BDM} = {90^ \circ } + \frac{\partial }{2}\)
C. \(\widehat {BDM} = {45^ \circ } + \frac{\partial }{2}\)
D. \(\widehat {BDM} = {90^ \circ } - \frac{\partial }{2}\)
- Câu 12 : Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, R’), với R > R’. Gọi d là khoảng cách từ O đến O’. Khoanh vào khẳng định đúng.
A. d = R - R'
B. d =R + R'
C. d > R + R'
D. R -R' < d < R + R'
- Câu 13 : Máy kéo nông nghiêp có đường kính bánh sau là 124 cm và đường kính bánh trước là 80 cm. Hỏi khi bánh xe sau lăn được 20 vòng thì bánh xe trước lăn được mấy vòng?
A. 30 vòng
B. 31 vòng
C. 29 vòng
D. 20 vòng
- Câu 14 : Cho nửa đường tròn (O ; 10 cm) đường kính AB. Vẽ hai nửa đường tròn đường kính CA, CB ở trong nửa đường tròn (O), biết CA = 6 cm, CB = 4 cm và \(\pi = 3,14\). Hãy tính diện tích phần tô đen.
A. 18,85 cm2
B. 18,83 cm2
C. 18,74 cm2
D. 18,84 cm2
- Câu 15 : Cho hai hình tròn (C1) và (C2) đồng tâm và có bán kính lần lượt là R1, R2 (R1> R2). Hình vành khăn là phần hình tròn (C1) nằm ngoài (C2). Tính diện tích S của hình vành khăn theo R1 và R2.
A. \(S = \pi R_1 - \pi R_2\)
B. \(S= \pi R_1^2 - \pi R_2^2\)
C. \(S= \pi R_2^2 - \pi R_1^2\)
D. \(S= \pi R_2 - \pi R_1\)
- Câu 16 : Chân một đống cát đổ trên một nền mặt phẳng nằm ngang là một hình tròn có chu vi 10 m. Hỏi chân đống cát đó chiếm một diện tích là bao nhiêu mét vuông?
A. 7,69 m2
B. 7,97 m2
C. 7,96 m2
D. 7,86 m2
- Câu 17 : Tính diện tích S của đường tròn ngoại tiếp và S' của hình tròn nội tiếp một hình vuông có cạnh 10 cm.
A. S = 157 cm2; S' = 78,5 cm2
B. S = 158 cm2; S' = 78,5 cm2
C. S = 157 cm2; S' = 77,5 cm2
D. S = 157 cm2; S' = 78,6 cm2
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn