Ôn tập dòng điện xoay chiều - đề 3
- Câu 1 : Máy biến áp là thiết bị:
A biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều
B biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều
C làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều
D biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều
- Câu 2 : Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện
A sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch
B đồng pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch
C trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch
D ngược pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch
- Câu 3 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp điện áp \(u=200\sqrt{2}\cos \omega t\left( V \right)\) .Biết R = 100 Ω và ω thay đổi. Khi điện áp hai bản tụ điện lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp hai đầu mạch thì công suất tiêu thụ của mạch bằng
A 200 W .
B 300 W .
C \(200\sqrt{3}\,\text{W}\)
D 100 W .
- Câu 4 : Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra suất điện động \(e=1000\sqrt{2}\text{cos100}\pi t\text{ (V)}\). Nếu roto quay với vận tốc 600 vòng/phút thì số cặp cực là:
A 4
B 10
C 5
D 8
- Câu 5 : Đặt một điện áp xoay chiều \(u = 150\sqrt 2 \cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch điện R,L,C mắc nối tiếp có L biến thiên. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R, cuộn cảm L, tụ điện C lần lượt đạt cực đại thì các giá trị cực đại đó lần lượt là \({U_1},{U_2},{U_3}\). Biết \({U_1},{U_2}\) chênh nhau 3 lần. Giá trị U3 là
A \(200\sqrt 3 V\)
B 200V
C 340 V
D \(300\sqrt 2 V\)
- Câu 6 : Đặt hiệu điện thế \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C,R có độ lớn không đổi và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = \frac{2}{\pi }H\). Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử L và C có độ lớn như nhau và bằng một nửa hiệu điện thế giữa hai đầu R. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A 200 W
B 400 W
C 600 W
D 100W
- Câu 7 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp ( cuộn dây thuận cảm \(2L > C{R^2}\))một điện áp xoay chiều ổn định có biểu thức điện áp \(u = 45\sqrt {26} \cos \omega t\left( V \right)\) với \(\omega \) có thể thay đổi được. Điều chỉnh \(\omega \)đến giá trị sao cho các thông số thỏa mãn \(\frac{{{Z_L}}}{{{Z_C}}} = \frac{2}{{11}}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại. Giá trị cực đại đó bằng bao nhiêu
A 165V
B 220V
C 205 V
D 180 C
- Câu 8 : Một mạch điện gồm bốn điện trở giống hệt nhau, hai đầu của đoạn mạch được nối với nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U. Gọi công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở khi mắc nối tiếp bốn điện trở trên là P1 và khi mắc song song các điện trở trên là P2. Hệ thúc liên hệ đúng là
A P1 = 4P2
B P1 =16P2
C 4P1 = P2
D 16P1 = P2
- Câu 9 : Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện với điện dung C không đổi. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn
B Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
C Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi
D Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn
- Câu 10 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Thay đổi f đến giá trị bằng f1 thì điện áp sớm pha π/4 với dòng điện trong mạch, lúc này phát biểu nào sau đây đúng?
A Giá trị f1 nhỏ hơn giá trị của tần số khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng
B Tổng trở của mạch có giá trị bằng hai lần giá trị của điện trở thuần R
C Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng có giá trị bằng giá trị của điện trở thuần R
D Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu tụ điện
- Câu 11 : Một khung dây dẫn phẳng, dẹt có 500 vòng, mỗi vòng có diện tích 100 cm2. Khung dây quay đều quanh trục nằm trong mặt phẳng khung với tốc độ 3000 vòng/phút, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn B = 0,1 T. Chọn gốc thời gian lúc pháp tuyến của mặt phẳng khung cùng hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
A e = 157cos(100πt - π/2)V
B e = 157cos(100πt)V
C e = 15,7cos(100πt - π/2)V
D e = 15,7cos(100πt)V
- Câu 12 : Hai nguồn điện có suất điện động E1 = E2 = E, điện trở trong r1 khác r2. Khi mắc riêng từng nguồn với mạch ngoài là một biến trở thì công suất lớn nhất mà mỗi nguồn có thể cung cấp cho mạch ngoài lần lượt là P1 = 20W và P2 = 30W. Khi mắc hai nguồn trên nối tiếp nhau rồi cũng mắc với mạch ngoài là một biến trở thì công suất lớn nhất mà bộ nguồn cung cấp cho mạch ngoài là
A 4,8W
B 8,4W
C 48W
D 84W
- Câu 13 : Cho mạch điện AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 = 100Ω mắc nối tiếp với tụ C1 có điện dung thay đổi được và mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L1 = 0,318H; đoạn mạch MB có hộp kín X chứa hai trong ba phần tử mắc nối tiếp (điện trở thuần R0, cuộn cảm thuần L0, tụ C0). Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200V, tần số f = 50Hz+ Khi C1 = 1,59.10-5F thì uMB nhanh pha hơn uAM một góc \(\alpha =\frac{5\pi }{12}rad\)+ Nếu điều chỉnh C1 để uAM trùng pha với dòng điện thì công suất tiêu thụ của mạch là P = 200W. Giá trị các phần tử chứa trong hộp kín X
A C0 = 15,9µF; L0 = 0,159H
B \({{R}_{0}}=50\sqrt{3}\Omega ;{{C}_{0}}=15,9\mu F\)
C \({{R}_{0}}=5\sqrt{3}\Omega ;{{L}_{0}}=0,0159H\)
D \({{R}_{0}}=50\sqrt{3}\Omega ;{{L}_{0}}=0,159H\)
- Câu 14 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\left( V \right)\), (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện UC và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây UL theo tần số góc. Giá trị của U1 là :
A 60V
B 80V
C 90V
D 100V
- Câu 15 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)V\) có \({U_0};\omega \) không thay đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp có điện dung C thay đổi được. Khi \(C = {C_0}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại và công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng P. Khi \(C = 4{C_0}\) thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại \({P_{max}} = 120W\). Giá trị của P bằng
A 60W
B 40 W
C 90 W
D 30 W
- Câu 16 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm biến trở R và cuộn cuộn cảm thuần L. Gọi φ là độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hình vẽ là đồ thị của công suất mà mạch tiêu thụ theo giá trị của φ. Giá trị của φ1 gần giá trị nào nhất sau đây ?
A 0,48rad
B 0,52rad
C 0,42rad
D 0,32rad
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất