bài tập thủy phân peptit
- Câu 1 : Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH. Hãy cho biết khi thuỷ phân X, ta không thu được sản phẩm nào sau đây?
A Gly-Ala.
B Glu-Gly.
C Ala-Glu.
D Gly-Glu.
- Câu 2 : Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.Khẳng định đúng là
A Trong X có 4 liên kết peptit.
B Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
C X là một pentapeptit.
D Trong X có 2 liên kết peptit.
- Câu 3 : Cho một peptit sau: Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe. Thủy phân không hoàn toàn peptit này thành các peptit ngắn hơn. Trong số các peptit tạo ra có bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ?
A 5
B 6
C 12
D 14
- Câu 4 : Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
A Ala, Gly.
B Ala, Val.
C Gly, Gly.
D Gly, Val.
- Câu 5 : Cho P là một tripeptit được tạo ra từ các amino axit X, Y và Z (Z có cấu tạo mạch không phân nhánh). Kết quả phân tích các amino axit X, Y và Z này cho kết quả sau:Khi thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là X-Z và Z-Y. Vậy cấu tạo của P là
A Gly-Glu-Ala.
B Gly-Lys-Val.
C Lys-Val-Gly.
D Glu-Ala-Gly.
- Câu 6 : Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alanin duy nhất. X thuộc loại
A tripeptit.
B tetrapeptit.
C hexapeptit.
D đipeptit.
- Câu 7 : Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại
A tripeptit.
B tetrapeptit.
C hexapeptit.
D đipeptit.
- Câu 8 : Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là
A 20
B 10
C 9
D 18
- Câu 9 : Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
A 7,09 gam.
B 16,30 gam.
C 8,15 gam.
D 7,82 gam.
- Câu 10 : X là tetrapeptit Ala–Gly–Val–Ala, Y là tripeptit Val–Gly–Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol X và Y là 1 : 3 với 1560 ml dung dịch NaOH 1M (dư so với lượng cần phản ứng), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 126,18 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 68,1 gam.
B 75,6 gam.
C 66,7 gam.
D 78,4 gam.
- Câu 11 : Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A 90,6.
B 111,74.
C 81,54.
D 66,44.
- Câu 12 : X là một tetrapeptit cấu tạo từ amino axit A, trong phân tử A có 1 nhóm (-NH2), 1 nhóm (-COOH), no, mạch hở. Trong A, oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thì thu được 28,35 gam tripeptit; 79,2 gam đipeptit và 101,25 gam A. Giá trị của m là
A 184,5.
B 258,3.
C 405,9.
D 202,95.
- Câu 13 : Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m gam muối khan. Khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt là
A 8,145 và 203,78.
B 32,58 và 10,15.
C 16,2 và 203,78.
D 16,29 và 203,78.
- Câu 14 : Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm -NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là
A 4,1945.
B 8,389.
C 12,58.
D 25,167.
- Câu 15 : Thủy phân hết một lượng pentapeptit X thu được 32,88 gam Ala−Gly−Ala−Gly; 10,85 gam Ala−Gly−Ala; 16,24 gam Ala−Gly−Gly; 26,28 gam Ala−Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly−Gly và Glyxin. Tỉ lệ mol của Gly−Gly và Gly là 5 : 4. Tổng khối lượng Gly−Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là
A 32,4.
B 28,8.
C 43,2.
D 19,44.
- Câu 16 : Hỗn hợp M gồm 2 peptit X và Y (đều cấu tạo từ 2 loại aminoaxit) có tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X và Y là 5 và có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là
A 115,28.
B 104,28.
C 109,5.
D 110,28.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein