Trắc nghiệm Toán 12 Chương 4 Số phức
- Câu 1 : Tìm tập hợp các điểm biểu biểu diễn số phức \(\omega = (1 - 2i)z + 3\) trên mặt phẳng phức biết \(\left| {\omega + 2} \right| = 5.\)
A. Đường tròn\({(x - 1)^2} + {(y - 4)^2} = 125\)
B. Đường tròn \({(x - 5)^2} + {(y - 4)^2} = 125\)
C. Đường tròn \({(x +1)^2} + {(y - 2)^2} = 125\)
D. Đường thẳng x=2
- Câu 2 : Cho A, B, C lần lượt là các điểm biểu diễn của số phức 1+i, 2+4i, 6+5i trên mặt phẳng phức. Tìm số phức z có điểm biểu diễn là D sao cho ABDC là hình bình hành.
A. z=7+8i
B. z=5+2i
C. z=-3
D. z=-3+8i
- Câu 3 : Gọi \(z_1\) và \(z_2\) là các nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 5 = 0\) trên tập số phức. Tính \(P = {z_1}^4 + {z_2}^4.\)
A. P=-14
B. P=14
C. P=-14i
D. P=14i
- Câu 4 : Tìm số phức z thỏa \(\left| z \right| + z = 3 + 4i.\)
A. \(z = - \frac{7}{6} + 4i\)
B. \(z = - \frac{7}{6} - 4i\)
C. \(z = \frac{7}{6} - 4i\)
D. \(z =- 7+4i\)
- Câu 5 : Tính tổng S của các số phức z thỏa \(\frac{{\overline z }}{z} = \frac{3}{5} - \frac{4}{5}i\) biết \(\left| z \right| = \sqrt 5 .\)
A. S=2
B. S=2i
C. S=i
D. S=0
- Câu 6 : Cho hai số phức z1 = 1 + 2i, z2 = 2 - 3i. Phần thực và phần ảo của số phức w = 3z1 - 2z2 là
A. 1 và 12
B. -1 và 12
C. –1 và 12i
D. 1 và 12i
- Câu 7 : Phần thực và phần ảo của số phức \(z = {\left( {1 + \sqrt 3 i} \right)^2}\) là
A. 1 và 3
B. 1 và -3
C. -2 và \(2\sqrt 3 \)
D. 2 và \(-2\sqrt 3 \)
- Câu 8 : Thực hiện phép tính \(T = \frac{{2 + 3i}}{{1 + i}} + \frac{{3 - 4i}}{{1 - i}} + i\left( {4 + 9i} \right)\) ta có
A. T=3+4i
B. T=-3+4i
C. T=3-4i
D. T=-3-4i
- Câu 9 : Môđun của số phức z thỏa mãn điều kiện \(z + \left( {2 - i} \right)\overline z = 13 - 3i\) là
A. 3
B. 5
C. 17
D. \(\sqrt {17} \)
- Câu 10 : Phần thực và phần ảo của số phức z thỏa mãn (1 - i)z - 1 + 5i = 0 là
A. 3 và -2
B. 3 và 2
C. 3 và -2i
D. 3 và 2i
- Câu 11 : Môđun của số phức z thỏa mãn điều kiện (3z - \(\overline z \))(1 + i) - 5z = 8i - 1 là
A. 1
B. 5
C. \(\sqrt {13} \)
D. 13
- Câu 12 : Cho số phức z thỏa mãn i.\(\overline z \) + z = 2 + 2i và z.\(\overline z \) = 2. Khi đó z2 bằng:
A. 2
B. 4
C. -2i
D. 2i
- Câu 13 : Cho số phức z thỏa mãn (1 + i)(z - i) + 2z = 2i. Môđun của số phức \({\rm{w}} = \frac{{\overline z - 2z + 1}}{{{z^2}}}\) là
A. \(\sqrt {2} \)
B. 2
C. \(\sqrt {10} \)
D. 10
- Câu 14 : Phương trình z2 - 2z + 3 = 0 có các nghiệm là
A. \(2 \pm \sqrt 2 i\)
B. \(-2 \pm \sqrt 2 i\)
C. \( - 1 \pm \sqrt 2 i\)
D. \( 1 \pm \sqrt 2 i\)
- Câu 15 : Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn |z - 2i| = 4 là
A. Đường tròn tâm I(1; -2) bán kính R = 4
B. Đường tròn tâm I(1; 2) bán kính R = 4
C. Đường tròn tâm I(0; 2) bán kính R = 4
D. Đường tròn tâm I(0; -2) bán kính R = 4
- Câu 16 : Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn \(\left| {\overline z + 3 - 2i} \right| = 4\) là
A. Đường tròn tâm I(3; 2) bán kính R = 4
B. Đường tròn tâm I(3; -2) bán kính R = 4
C. Đường tròn tâm I(-3; 2) bán kính R = 4
D. Đường tròn tâm I(-3; -2) bán kính R = 4
- Câu 17 : Phương trình z4 - 2z2 - 3 = 0 có 4 nghiệm phức z1, z2, z3, z4. Giá trị biểu thức T = |z1|2 + |z2|2 + |z3|2 + |z4|2 bằng
A. 4
B. 8
C. \(2\sqrt 3 \)
D. \(2 + 2\sqrt 3 \)
- Câu 18 : Cho số phức z thỏa mãn \(\left( {3 + 2i} \right)z + {\left( {2 - i} \right)^2} = 4 + i\). Mô đun của số phức \({\rm{w}} = \left( {z + 1} \right)\overline z \) là
A. 2
B. 4
C. 10
D. \(\sqrt {10} \)
- Câu 19 : Cho số phức z thỏa mãn (2 + 3i)z = 1 Khi đó, \(\overline z + 2z\) bằng
A. -3+i
B. -3-i
C. 3+i
D. 3-i
- Câu 20 : Phần thực và phần ảo của số phức \(z = - \frac{{1 + i}}{{1 - i}}\) là
A. 0 và 1
B. 0 và i
C. 0 và -1
D. 0 và -i
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 1 Lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 2 Hàm số lũy thừa
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 4 Hàm số mũ và hàm số lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 2 Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 1 Nguyên hàm
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 2 Tích phân
- - Trắc nghiệm Toán 12 Chương 3 Bài 3 Ứng dụng của tích phân trong hình học
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1 Số phức
- - Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2 Cộng, trừ và nhân số phức