Đề thi thử THPT QG môn Hóa - Trường THPT chuyên Bắ...
- Câu 1 : Chất nào sau đây có trạng thái lỏng ở điều kiện thường
A (C17H33COO)3C3H5
B (C15H31COO)3C3H5.
C C6H5OH (phenol).
D (C17H35COO)3C3H5.
- Câu 2 : Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A Ca(OH)2.
B HCl.
C NaOH.
D Na2CO3.
- Câu 3 : Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X (đốt nóng) gồm Fe2O3, Al2O3, ZnO, CuO phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y gồm
A Al, Fe, Zn, Cu.
B Fe, Al2O3, ZnO, Cu.
C Al2O3, Fe, Zn, Cu.
D Fe2O3, Al2O3, ZnO, Cu.
- Câu 4 : Cho các cặp chất sau đây: dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch HCl (1), CO2 và dung dịch Na2CO3 (2), dung dịch KHSO4 và dung dịch HCl (3), dung dịch NH3 và AlCl3 (4), SiO2 và dung dịch HCl (5), C và CaO (6). Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học (điều kiện cần thiết có đủ) là
A 5.
B 3.
C 4.
D 2.
- Câu 5 : Cấu hình electron của nguyên tử Na là
A [He]2s1.
B [Ne]3s2.
C [Kr]4s1.
D [Ne]3s1.
- Câu 6 : Cho 100 ml dung dịch gồm MgCl2 1M và AlCl3 2M tác dụng với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,85M thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là
A 11,05.
B 15,6.
C 17,5.
D 21,4.
- Câu 7 : Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali người ra dựa vào hàm lượng phần trăm của
A K.
B KCl.
C N.
D K2O.
- Câu 8 : Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol anlylic và glixerol tác dụng với Na kim loại dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt 7,2 gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy cho qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,3 gam, khí còn lại được dẫn qua bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 9.
B 20.
C 15.
D 12.
- Câu 9 : Cho phản ứng: NaOH + HClO → NaClO + H2O. Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là
A H+ + NaOH → Na+ + H2O.
B H+ + OH- → H2O.
C HClO + NaOH → Na+ + ClO- + H2O.
D HClO + OH- → ClO- + H2O.
- Câu 10 : Phenol và etanol đều phản ứng với
A Na.
B Dung dịch Br2.
C H2 (Ni, t°C).
D NaOH.
- Câu 11 : Cho m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 25,6 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 2,24.
B 22,27.
C 27,52.
D 22,72.
- Câu 12 : Cho 13,2 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 (tỉ lệ số mol 2 : 1) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A 2,24.
B 6,72.
C 8,96.
D 4,48.
- Câu 13 : Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A Sản xuất nhôm từ quặng boxit.
B Sản xuất giấm từ ancol etylic.
C Sản xuất rượu vang từ quả nho chín.
D Sản xuất xút từ muối ăn.
- Câu 14 : Cho các phát biểu sau:(1) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brôm.(3) Tinh bột khi thủy phân trong môi trường kiềm chỉ tạo ra glucozơ.(4) Dung dịch anbumin trong nước khi đun sôi bị đông tụ.(5) Phenol dùng để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol). Số phát biểu đúng là
A 2.
B 4.
C 3.
D 1.
- Câu 15 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 4,6 gam Na và 2,7 gam Al vào nước dư thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là
A 11,2.
B 5,6.
C 6,72.
D 4,48.
- Câu 16 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được mô tả ở bảng sau:Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A natri stearat, anilin, saccarozơ, glucozơ.
B anilin, natri stearat, saccarozơ, glucozơ.
C natri stearat, anilin, glucozơ, saccarozơ.
D anilin, natri stearat, glucozơ, saccarozơ.
- Câu 17 : Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 gam kết tủa.Giá trị lớn nhất của m là
A 12,96.
B 6,25.
C 25,00.
D 13,00.
- Câu 18 : Cho các phát biểu sau:(1) Sắt là kim loại phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất.(2) Để điều chế kim loại nhôm, người ta có thể dùng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện hoặc điện phân.(3) Trong công nghiệp, quặng sắt có giá trị để sản xuất gang là hemantit và manhetit.(4) Sắt tây (sắt tráng thiếc), tôn (sắt tráng kẽm) khi để trong không khí ẩm và bị xây xước sâu đến lớp bên trong thì sắt tây bị ăn mòn nhanh hơn tôn.(5) NaHCO3 có thể dùng làm thuốc chứa bệnh, tạo nước giải khát có ga.(6) Thứ tự bị khử ở catot khi điện phân bằng điện cực trơ là Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+, H2O.(7) Fe bị oxi hóa bởi hơi nước ở nhiệt độ cao có thể tạo FeO (trên 570°C) hoặc Fe3O4 (dưới 570°C).(8) Trong pin Zn-Cu, điện cực Zn là catot, xảy ra quá trình oxi hóa.Số phát biểu đúng là
A 6.
B 7.
C 5.
D 4.
- Câu 19 : Ở điều kiện thường, kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
A NaHSO4.
B HNO3 loãng.
C NaOH.
D NH3.
- Câu 20 : Cho các polime: Polietilen, poli(metyl metacrylat), polibutađien, polistiren, poli(vinyl axetat) và tơ nilon-6,6. Số polime có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là
A 4.
B 3.
C 2.
D 1.
- Câu 21 : Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch tạo kết tủa Fe(OH)2:
A Fe(NO3)2 + NH3.
B FeSO4 + KMnO4 + H2SO4.
C Fe(NO3)3 + NaOH.
D Fe2(SO4)3 + KI.
- Câu 22 : Cho các chất sau: C2H5OH, C12H22O11, C2H5COOH, C2H5NH3Cl, H3PO4, NaClO, BaSO4, Fe(OH)3. Số chất điện li yếu là
A 4.
B 5.
C 6.
D 3.
- Câu 23 : Cho dãy các chất sau: metan, axetilen, isopren, benzen, axit axetic, stiren, axeton, metylacrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với H2 nung nóng, xúc tác Ni là
A 6.
B 4.
C 7.
D 5.
- Câu 24 : Cho m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 25,6 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 27,52.
B 2,24.
C 22,27.
D 22,72.
- Câu 25 : Mưa axit là một trong những hiện tượng thể hiện sự ô nhiễm môi trường, thường gặp ở các khu công nghiệp và những khu vực lân cận. Mưa axit phá hủy nhiều công trình xây dựng, ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, nước... Tác hại của mưa axit được gây ra chủ yếu bởi axit
A HNO3 và HNO2.
B HNO3 và H2SO4.
C HNO3 và H2CO3.
D H2SO4 và H2SO3.
- Câu 26 : Cho các phát biểu sau:(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc 1.(d) Dung dịch axit axetic có khả năng hòa tan Cu(OH)2.(e) Dung dịch phenol quỳ tím hóa đỏ.(g) Trong công nghiệp, ancol etylic có thể sản xuất từ etylen hoặc tinh bột. Số phát biểu đúng là
A 5.
B 2.
C 4.
D 3.
- Câu 27 : Hợp chất X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):C10H8O4 + 2NaOH → X1 + X2.X1 + 2HCl → X3 + 2NaClnX3 + nX2 → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O Cho các phát biểu sau:(1) Số nguyên tử H của X3 lớn hơn X2.(2) Dung dịch X2 hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.(3) Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.(4) Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3. Số phát biểu đúng là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 28 : Cho các phát biểu sau:(a) Có thể dùng AgNO3/NH3 dư, to để phân biệt fructozo và glucozo;(b) Trong môi trường bazo, fructozo và glucozo có thể chuyển hóa qua lại;(c) Trong dung dịch nước, glucozo chủ yếu tồn tại dưới dạng mạch vòng;(d) Xenlulozo và tinh bột là đồng phân của nhau;(e) Saccarozo có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức;(g) Amilozo là polime có mạch không phân nhánh, amilopectin là polime có mạch phân nhánh.Số phát biểu đúng là
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 29 : Đốt cháy 4,425 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của clo trong hỗn hợp X là
A 72,13%.
B 56,36%.
C 53,85%.
D 76,70%.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít khí CO (đktc), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19. Cho chất rắn Y tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch T và 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T, thu được 5,184m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A 26
B 57
C 17
D 38
- Câu 31 : Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Mặt khác, nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z; số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 10%
B 95%
C 54%
D 12%
- Câu 32 : Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 5,22 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 8,835 gam và tại catot thoát ra 0,168 lít khí (đktc). Giá trị của a gần nhất với
A 6,5
B 4,9
C 8,4
D 4,8
- Câu 33 : Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 73,78 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa m gam muối của alanin và hỗn hợp F chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 21,12 gam hỗn hợp ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A 11,1
B 44,4
C 22,2
D 33,3
- Câu 34 : Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa đồng thời HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị phụ thuộc khối lượng kết tủa và số mol Ba(OH)2 được biểu diễn như hình sau:Tổng (x + y) gần nhất bằng
A 140.
B 154.
C 138.
D 143.
- Câu 35 : Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY>MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, co cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 86,4.
B 88,89.
C 38,80.
D 64,8.
- Câu 36 : Một bình kín chỉ chứa một ít bột niken và hỗn hợp X gồm 0,05 mol điaxetilen (HC≡C-C≡CH), 0,1 mol hiđro. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 22,5. Cho Y phản ứng vừa đủ với 0,04 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, sau phản ứng thu được 5,84 gam kết tủa và thoát ra 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A 0,02.
B 0,04.
C 0,03.
D 0,01.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein