Sóng dừng
- Câu 1 : Sự phản xạ sóng trên vật cản cố định có đặc điểm gì ?
- Câu 2 : Sự phản xạ sóng trên vật cản tự do có đặc điểm gì ?
- Câu 3 : Sóng dừng được tạo thành vì nguyên nhân gì ?
- Câu 4 : Nút, bụng của sóng dừng là gì ?
- Câu 5 : Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định.
- Câu 6 : Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do.
- Câu 7 : Chọn câu đúng.Tại điểm phải xạ thì sóng phản xạ :
A luôn ngược pha với sóng tới.
B ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
C ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.
D cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định
- Câu 8 : Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng :
A một bước sóng.
B hai bước sóng.
C một phần tư bước sóng.
D một nửa bước sóng
- Câu 9 : Một dây đàn dài 0,6 m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây).a) Tính bước sóng λ của sóng trên dây.b) Nếu dây dao động với ba bụng thì bước sóng bằng bao nhiêu ?
- Câu 10 : Trên một sợi dây dài 1,2m có một hệ sóng dừng. Kể cả hai đầu dây, thì trên dây có tất cả 4 nút. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 80 m/s . Tính tần số dao động của dây.
- Câu 11 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, AB = 14 cm, gọi C là một điểm trong khoảng AB có biên độ bằng một nửa biên độ của B. Khoảng cách AC là
A 14/3
B 7
C 3,5
D 1,75
- Câu 12 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A 3,2 m/s.
B 5,6 m/s.
C 4,8 m/s.
D 2,4 m/s.
- Câu 13 : Sóng dừng xuất hiện trên sợi dây với tần số f=5Hz. Gọi thứ tự các điểm thuộc dây lần lượt là O,M,N,P sao cho O là điểm nút, P là điểm bụng sóng gần O nhất (M,N thuộc đoạn OP) . Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp để giá trị li độ của điểm P bằng biên độ dao động của điểm M,N lần lượt là 1/20 và 1/15s. Biết khoảng cách giữa 2 điểm M,N là 0.2cm Bước sóng trên sợi dây là:
A 5.6cm
B 4.8 cm
C 1.2cm
D 2.4cm
- Câu 14 : Trên 1 dây có sóng dừng,bề rộng của bụng sóng là 4a thì khoảng cách gần nhất dao động với biên độ bằng a là bao nhiêu (lamda) ?
- Câu 15 : Trên một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Xét 3 điểm A, B, C với B là trung điểm của đoạn AC. Biết điểm bụng A cách điểm nút C gần nhất 10 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất là giữa hai lần liên tiếp để điểm A có li độ bằng biên độ dao động của điểm B là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A 0,5 m/s.
B 0,4 m/s
C 0,6 m/s.
D 1,0 m/s.
- Câu 16 : Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần rung tạo dao động điều hòa theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 125 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây?
A 8 lần.
B 7 lần.
C 15 lần
D 14 lần.
- Câu 17 : sóng dưng trên sơi dây OB=120cm ,2 đầu cố định.ta thấy trên dây có 4 bó và biên độ dao động của bụng là 1cm.tính biên độ dao động tại điểm M cách O là 65 cm.
A 0cm
B 0,5cm
C 1 cm
D 0,3cm
- Câu 18 : Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là f1=70 Hz và f2=84 Hz. Tìm tốc độ truyền sóng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây không đổi.
A 11,2m/s
B 26,9m/s
C 22,4 m/s
D 18,7m/s
- Câu 19 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với biên độ dao động của các điểm bụng là a. M là một phần tử dây dao động với biên độ 0,5a. Biết vị trí cân bằng của M cách điểm nút gần nó nhất một khoảng 2 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là:
A 24 cm.
B 12 cm.
C 16 cm.
D 3 cm.
- Câu 20 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng dừng. M và N là hai phân tử dao động điều hòa có vị trí cân bằng cách đầu A những đoạn lần lượt là 16 cm và 27 cm. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 24 cm. Tỉ số giữa biên độ dao động của M và biên độ dao động của N là
A \(\dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\)
B \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
C \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{3}\)
D \(\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}\)
- Câu 21 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với biên độ dao động của các điểm bụng là A. M là một phần tử dây dao động với biên độ 0,5A. Biết vị trí cân bằng của M cách điểm nút gần nó nhất một khoảng 2 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là
A 24 cm
B 12 cm
C 16 cm
D 3 cm
- Câu 22 : Một sợi dây đàn hồi OM dài 120 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích dao động, trên dây hình thành hai bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là A. Tại điểm P gần O nhất dao động với biên độ \(\dfrac{A}{2}\) là
A 5 cm
B 10 cm
C 15 cm
D 20 cm
- Câu 23 : M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 4 cm, dao động tại P ngược pha với dao động tại M. Biết \(MN = 2NP = 20\,\,cm\). Tìm biên độ tại bụng sóng và bước sóng:
A 4 cm; 40 cm
B 4 cm; 60 cm
C 8 cm; 40 cm
D 8 cm; 60 cm
- Câu 24 : Một sóng dừng trên dây có bước sóng \(\lambda \) và N là một nút sóng. Hai điểm \({M_1},{M_2}\) nằm về hai phía của N và có vị trí cân bằng cách N những đoạn lần lượt là \(\dfrac{\lambda }{8}\) và \(\dfrac{\lambda }{{12}}\). Ở cùng một thời điểm mà hai phần tử tại đó có li độ khác không thì tỉ số giữa li độ của \({M_1}\) so với \({M_2}\) là
A \(\dfrac{{{u_1}}}{{{u_2}}} = - \sqrt 2 \)
B \(\dfrac{{{u_1}}}{{{u_2}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\)
C \(\dfrac{{{u_1}}}{{{u_2}}} = \sqrt 2 \)
D \(\dfrac{{{u_1}}}{{{u_2}}} = \dfrac{{ - 1}}{{\sqrt 3 }}\)
- Câu 25 : Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5 cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ 2,5 cm cách nhau x = 20cm, các điểm luôn dao động với biên độ nhỏ hơn 2,5 cm. Bước sóng là.
A 60 cm
B 12c m
C 6 cm
D 120 cm
- Câu 26 : Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định. Sóng truyền trên dây có tần số 10 Hz và bước sóng 6 cm. Trên dây, hai phần tử M và N có vị trí cân bằng cách nhau 8 cm, M thuộc một bụng sóng dao động điều hòa với biên độ 6 mm. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tại thời điểm t, phần tử M đang chuyển động với tốc độ \(6\pi \,\,cm/s\) thì phần tử N chuyển động với gia tốc có độ lớn là
A \(6\sqrt 3 \,\,m/{s^2}\)
B \(6\sqrt 2 \,\,m/{s^2}\)
C \(6\,\,m/{s^2}\)
D \(3\,\,m/{s^2}\)
- Câu 27 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,1 s, tốc độ truyền sóng trên dây là 3 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên sợi dây dao động cùng pha và có biên độ dao động bằng một nửa biên độ của bụng sóng là
A 20 cm
B 30 cm
C 10 cm
D 8 cm
- Câu 28 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. N là một điểm nút trên dây, B là một điểm bụng gần N nhất. NB = 25 cm, gọi C là một điểm trên NB có biên độ \({A_C} = {A_B}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\). Khoảng cách BC là
A \(\dfrac{{50}}{3}\,\,cm\)
B \(\dfrac{{50}}{6}\,\,cm\)
C \(50\,\,cm\)
D \(40\,\,cm\)
- Câu 29 : Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. A là một điểm nút trên dây, B là điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A 0,25 m/s
B 2 m/s
C 0,5 m/s
D 1 m/s
- Câu 30 : Sóng dừng trên một sợi dây có bước sóng 30 cm có biên độ ở bụng là 4 cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ \(2\sqrt 2 \,\,cm\) và các điểm trong khoảng MN luôn dao động với biên độ lớn hơn \(2\sqrt 2 \,\,cm\). Tìm MN
A 10 cm
B 5 cm
C 7,5 cm
D 8 cm
- Câu 31 : M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ dao động \(2\sqrt 2 \,\,cm\), dao động tại P ngược pha với dao động tại M, và MN = NP. Biên độ dao động tại điểm bụng sóng là
A \(2\sqrt 2 \,\,cm\)
B \(3\sqrt 2 \,\,cm\)
C \(4\,\,cm\)
D \(4\sqrt 2 \,\,cm\)
- Câu 32 : Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định có sóng dừng với tần số 5 Hz. Biên độ dao động của điểm bụng là 2 cm. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm của hai bó sóng cạnh nhau có cùng biên độ 1 cm là 2 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây
A 1,2 m/s
B 0,6 m/s
C 0,8 m/s
D 0,4 m/s
- Câu 33 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 12 cm. C và D là hai phần tử trên cùng một bó sóng dao động với cùng biên độ 4 cm và cách nhau 4 cm. Biên độ dao động lớn nhất của các phần tử trên dây là
A 8 cm
B 4,62 cm
C 5,66 cm
D 6,93 cm
- Câu 34 : Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết phương trình dao động tại đầu A là \({u_A} = 2\cos 100\pi t\,\,\left( {cm} \right)\). Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b \(\left( {b \ne 0} \right)\) cách đều nhau và cách nhau khoảng 1 m. Giá trị của b và tốc độ truyền sóng trên sợi dây lần lượt là
A \(2\sqrt 2 \,\,cm;100\,\,m/s\)
B \(2\sqrt 3 \,\,cm;150\,\,m/s\)
C \(2\,\,cm;300\,\,m/s\)
D \(2\sqrt 2 \,\,cm;200\,\,m/s\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất