Đề thi online - Các trường hợp bằng nhau của tam g...
- Câu 1 : Cho tam giác SPQ và tam giác ACB có \(\widehat{P}=\widehat{C}={{90}^{0}}\), PQ = CB. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác SPQ và tam giác ACB bằng nhau theo trường hợp cạnh góc vuông – cạnh góc vuông:
A SP = CB
B SP = AC
C SQ = AB
D PQ = AC
- Câu 2 : Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat{A}=\widehat{M}={{90}^{0}},\,\widehat{C}=\widehat{P}\). Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề:
A AC = MP
B AB = MN
C BC = NP
D AC = MN
- Câu 3 : Cho tam gác ABC và tam giác MNP có \(\widehat{B}=\widehat{N}={{90}^{0}},\,AC=MP,\,\,\widehat{A}=\widehat{P}\). Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng
A \(\Delta ABC=\Delta PNM\)
B \(\Delta ACB=\Delta PNM\)
C \(\Delta BAC=\Delta MNP\)
D \(\Delta ABC=\Delta PMN\)
- Câu 4 : Cho tam giác ABC và tam giác KHI có: \(\widehat{A}=\widehat{K}=90{}^\circ ;\,AB=KH;\,BC=HI\) . Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng:
A \(\Delta ABC=\Delta KHI\)
B \(\Delta ABC=\Delta HKI\)
C \(\Delta BAC=\Delta KIH\)
D \(\Delta ACB=\Delta KHI\)
- Câu 5 : Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, \(\widehat{B}=\widehat{E}\) , \(\widehat{A}=\widehat{D}=90{}^\circ \). Biết AC = 6cm. Độ dài DF là:
A 4 cm
B 5cm
C 6cm
D 7cm
- Câu 6 : Cho tam giác DEF và tam giác HKG có \(\widehat{D}=\widehat{H}=90{}^\circ \), \(\widehat{E}=\widehat{K}\), DE = HK.Biết \(\widehat{F}={{80}^{0}}\). Số đo góc G là:
A \({{70}^{0}}\)
B \({{80}^{0}}\)
C \({{90}^{0}}\)
D \({{100}^{0}}\)
- Câu 7 : Cho tam giác ABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chúng cắt nhau tại D. Chứng minh: tam giác BDC cân.
- Câu 8 : Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC( D thuộc AC) và CE vuông góc với AB (E thuộc AB). a) Chứng minh \(BD=CE\) b) Chứng minh tam giác AED cân c) Gọi I là giao điểm của BD và CE. Chứng minh AI là phân giác của góc A và AI vuông góc với BC.
- Câu 9 : Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB) và MK vuông góc với AC (K thuộc AC). Chứng minh:a) \(MH=MK;\,AH=AK\)b) Tam giác ABC cân
- Câu 10 : Cho tam giác ABC có \(AB<AC\) . Tia phân giác góc A cắt đường trung trực của BC tại I. Kẻ IH, IK lần lượt vuông góc với AB, AC (H thuộc AB, K thuộc AC). Chứng minh \(BH=CK\).
- Câu 11 : Cho tam giác ABC. Từ A vẽ một cung tròn có bán kính bằng BC và từ C vẽ một cung tròn có bán kính bằng AB, hai cung tròn này cắt nhau tại D (D nằm khác phía của B đối với AC). Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC) và CK vuông góc với AD (K thuộc AD)a) Chứng minh AD song song với BC.b) Chứng minh \(AH=CK\)
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Bài 1 Thu thập số liệu thống kê, tần số - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Bảng
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4 Số trung bình cộng - Luyện tập
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Khái niệm về biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Giá trị của một biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Đơn thức
- - Trắc nghiệm Bài 4 Đơn thức đồng dạng - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Nhân, chia số hữu tỉ