30 bài tập trắc nghiệm phép đối xứng tâm
- Câu 1 : Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, tìm tọa độ điểm M’ là ảnh của điểm M(2 ; 1) qua phép đối xứng tâm I(3 ;-2).
A M’(1 ;-3)
B M’ (-5 ; 4)
C M’(4 ;-5)
D M’(1 ;5)
- Câu 2 : Điểm nào là ảnh của \(M\left( 3;-1 \right)\) qua phép đối xứng tâm \(I\left( 1;2 \right)\)
A \(\left( 2;1 \right)\)
B \(\left( -1;5 \right)\)
C \(\left( -1;3 \right)\)
D \(\left( 5;-4 \right)\)
- Câu 3 : Cho đường thẳng d có phương trình \(x-y+4=0\). Hỏi trong các đường thẳng sau đường thẳng nào có thể biến thành d qua một phép đối xứng tâm?
A \(2x+y-4=0\)
B \(x+y-1=0\)
C \(2x-2y+1=0\)
D \(2x+2y-3=0\)
- Câu 4 : Trong hệ trục tọa độ Oxy cho điểm \(I\left( a;b \right)\). Nếu phép đối xứng tâm I biến điểm \(M\left( x;y \right)\) thành điểm \(M'\left( x';y' \right)\) thì ta có biểu thức:
A \(\left\{ \begin{align} x'=a+x \\ y'=b+y \\ \end{align} \right.\)
B \(\left\{ \begin{align} x'=2a-x \\ y'=2b-y \\ \end{align} \right.\)
C \(\left\{ \begin{align} x'=a-x \\ y'=b-y \\ \end{align} \right.\)
D \(\left\{ \begin{align} x=2x'-a \\ y=2y'-b \\ \end{align} \right.\)
- Câu 5 : Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A Phép đối xứng tâm bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì.
B Nếu \(IM'=IM\) thì Đ(M) = M’
C Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng đã cho.
D Phép đối xứng tâm biến tam giác bằng tam giác đã cho.
- Câu 6 : Hình gồm hai đường tròn phân biệt có cùng bán kính có bao nhiêu tâm đối xứng?
A Không có
B Một
C Hai
D Vô số.
- Câu 7 : Trong mặt phẳng Oxy, tìm phương trình đường tròn (C’) là ảnh của đường tròn \(\left( C \right):\,\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1\) qua phép đối xứng tâm \(I\left( 1;0 \right)\)
A \({{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}=1\)
B \({{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}=1\)
C \({{x}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=1\)
D \({{x}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}=1\)
- Câu 8 : Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):\,\,{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=16\). Giả sử qua phép đối xứng tâm I điểm \(A\left( 1;3 \right)\) biến thành điểm \(B\left( a;b \right)\). Tìm phương trình của đường tròn \(\left( C' \right)\) là ảnh của đường tròn \(\left( C \right)\) qua phép đối xứng tâm I.
A \({{\left( x-a \right)}^{2}}+{{\left( y-b \right)}^{2}}=1\)
B \({{\left( x-a \right)}^{2}}+{{\left( y-b \right)}^{2}}=4\)
C \({{\left( x-a \right)}^{2}}+{{\left( y-b \right)}^{2}}=9\)
D \({{\left( x-a \right)}^{2}}+{{\left( y-b \right)}^{2}}=16\)
- Câu 9 : Phép đối xứng tâm \(I\left( 1;1 \right)\) biến đường thẳng \(d:\,\,x+y+2=0\) thành đường thẳng d’ có phương trình là:
A \(x+y+4=0\)
B \(x+y+6=0\)
C \(x+y-6=0\)
D \(x+y=0\)
- Câu 10 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nếu phép đối xứng tâm biến điểm \(A\left( 5;2 \right)\) thành điểm \(A'\left( -3;4 \right)\) thì nó biến điểm \(B\left( 1;-1 \right)\) thành điểm :
A \(B'\left( 1;7 \right)\)
B \(B'\left( 1;6 \right)\)
C \(B'\left( 2;5 \right)\)
D \(B'\left( 1;-5 \right)\)
- Câu 11 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng song song a và b lần lượt có phương trình là \(3x+4y-1=0\) và \(3x+4y+5=0\). Nếu phép đối xứng tâm biến a thành b thì tâm đối xứng phải là điểm nào trong các điểm sau đây ?
A \(I\left( 2;-2 \right)\)
B \(I\left( 2;2 \right)\)
C \(I\left( -2;2 \right)\)
D \(I\left( 2;0 \right)\)
- Câu 12 : Cho điểm M và hai phép đối xứng tâm \({{O}_{1}}\) và \({{O}_{2}}\). Gọi Đ\(_{{{O}_{1}}}\left( M \right)={{M}_{1}}\) , Đ\(_{{{O}_{2}}}\left( {{M}_{1}} \right)={{M}_{2}}\). Trong các đẳng thức vec tơ sau, đẳng thức nào đúng?
A \(\overrightarrow{M{{M}_{2}}}=2\overrightarrow{{{O}_{1}}{{O}_{2}}}\)
B \(\overrightarrow{M{{M}_{2}}}=-2\overrightarrow{{{O}_{1}}{{O}_{2}}}\)
C \(\overrightarrow{M{{M}_{2}}}=\overrightarrow{{{O}_{1}}{{O}_{2}}}\)
D \(\overrightarrow{M{{M}_{2}}}=-\overrightarrow{{{O}_{1}}{{O}_{2}}}\)
- Câu 13 : Cho hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Có bao nhiêu phép đối xứng tâm biến mỗi đường thẳng đó thành chính nó.
A Không có phép nào
B Có một phép duy nhất
C Chỉ có hai phép
D Có vô số phép.
- Câu 14 : Trong các hàm số sau đây, hàm số nào có đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng ?
A \(y=2{{x}^{2}}-3x+1\)
B \(y={{x}^{3}}+x-5\)
C \(y={{x}^{3}}\tan x\)
D \(y=\sin x\sqrt{{{x}^{2}}+1}\)
- Câu 15 : Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho parabol (P) có phương trình \(y={{x}^{2}}-2x\) và điểm \(I\left( -3;1 \right)\). Phép đối xứng tâm ĐI biến parabol (P) thành parabol (P’) có phương trình là :
A \(y=-{{x}^{2}}-14x-46\)
B \(y=-{{x}^{2}}+14x-5\)
C \(y=-{{x}^{2}}-7x+12\)
D \(y=-{{x}^{2}}+6x+3\)
- Câu 16 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(\left( \Delta \right):\,\,Ax+By+C=0\) và điểm \(I\left( a;b \right)\). Phép đối xứng tâm I biến đường thẳng \(\Delta \) thành đường thẳng \(\Delta '\). Viết phương trình \(\Delta '\).
A \(\left( \Delta ' \right):\,\,Ax+By+C-2aA-2bB=0\)
B \(\left( \Delta ' \right):\,\,Ax-By+C-2aA-2bB=0\)
C \(\left( \Delta ' \right):\,\,Ax-By-C-2aA-2bB=0\)
D \(\left( \Delta ' \right):\,\,Ax+By-C-2aA-2bB=0\)
- Câu 17 : Cho hai khẳng định sau:
A (I) đúng, (II) sai
B (I) sai, (II) đúng
C Cả hai đều đúng
D Cả hai đều sai.
- Câu 18 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm \(A\left( 0;1 \right),B\left( 2;-1 \right)\) và parabol (P) có phương trình \(y={{x}^{2}}\). Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng tâm A và B theo thứ tự khi đó (P) thành (P’’) có phương trình là:
A \(y={{x}^{2}}+6x+4\)
B \(y={{x}^{2}}+4x-10\)
C \(y={{x}^{2}}-8x+12\)
D \(y={{x}^{2}}-4x+8\)
- Câu 19 : Cho tam giác ABC và đường tròn tâm O. Trên đoạn AB, lấy điểm E sao cho BE = 2AE, F là trung điểm của AC và I là đỉnh thứ tư của hình bình hành AEIF. Với mỗi điểm P trên (O) ta dựng điểm Q sao cho \(\overrightarrow{PA}+2\overrightarrow{PB}+3\overrightarrow{PC}=6\overrightarrow{IQ}\). Khi đó tập hợp điểm Q khi P thay đổi là:
A đường tròn tâm O’ ảnh của đường tròn (O) qua ĐI.
B đường tròn tâm O’ ảnh của đường tròn (O) qua ĐE.
C đường tròn tâm O’ ảnh của đường tròn (O) qua ĐF.
D đường tròn tâm O’ ảnh của đường tròn (O) qua ĐB.
- Câu 20 : Trong mặt phẳng Oxy, cho ba điểm \(A\left( { - 1;2} \right),\,B\left( {3;4} \right),\,C\left( {4; - 3} \right)\). Phép đối xứng tâm \(I\left( {1;2} \right)\) biến tam giác \(ABC\) thành tam giác\(A'B'C'\). Tìm tọa độ điểm \(G'\) là trọng tâm tam giác \(A'B'C'\).
A \(G'\left( {3;0} \right)\).
B \(G'\left( {0;4} \right)\).
C \(G'\left( {4;5} \right)\).
D \(G'\left( {0;3} \right)\).
- Câu 21 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho đường thẳng\(d:\,\,x - 2y + 2 = 0\) và \(d':\,\,x - 2y - 8 = 0\). Tìm phép đối xứng tâm biến \(d\) thành \(d'\).
A \(\left( {0;\dfrac{3}{2}} \right)\)
B \(\left( {\dfrac{3}{2};0} \right)\)
C \(\left( {0; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
D \(\left( { - \dfrac{3}{2};0} \right)\)
- Câu 22 : Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(I\left( {1;2} \right)\) và điểm \(M\left( { - 2;3} \right)\).Đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} + 2x - 6y + 6 = 0\). Hãy xác định tọa độ của \(M'\) và \(\left( {C'} \right)\) theo thứ tự là ảnh của \(M\)và \(\left( C \right)\) qua phép đối xứng qua tâm \(I\).
A \(M'\left( {4;1} \right),\,\,\left( {C'} \right):\,\,{x^2} + {y^2} + 6x - 2y + 6 = 0\)
B \(M'\left( {4;1} \right),\,\,\left( {C'} \right):\,\,{x^2} + {y^2} - 6x - 2y + 6 = 0\)
C \(M'\left( { - 4;1} \right),\,\,\left( {C'} \right):\,\,{x^2} + {y^2} + 6x - 2y + 6 = 0\)
D \(M'\left( {4; - 1} \right),\,\,\left( {C'} \right):\,\,{x^2} + {y^2} + 6x - 2y + 6 = 0\)
- Câu 23 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho điểm \(A\left( { - 1;3} \right)\) và đường thẳng \(d:x - 2y + 3 = 0\) . Tìm ảnh của \(A\) và \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O.\)
A \(A'\left( {1; - 3} \right),\,\,d':\,\,x - 2y - 3 = 0\)
B \(A'\left( {1; - 3} \right),\,\,d':\,\,x + 2y - 3 = 0\)
C \(A'\left( {1;3} \right),\,\,d':\,\,x - 2y - 3 = 0\)
D \(A'\left( { - 1;3} \right),\,\,d':\,\,x - 2y - 3 = 0\)
- Câu 24 : Cho đường thẳng \(d:x - y + 4 = 0\). Hỏi đường thẳng nào trong các đường thẳng sau có ảnh là \(d\) trong phép đối xứng tâm \(I\left( {4;1} \right)\)?
A
\(x - y + 2 = 0\)
B
\(x - y - 10 = 0\)
C \(x - y - 8 = 0\)
D \(x - y + 6 = 0\)
- Câu 25 : Cho đường thẳng \(d:x = 2\) Hỏi đường thẳng nào trong các đường thẳng sau là ảnh của d trong phép đối xứng tâm \(O\left( {0;0} \right)\)?
A \(y = 2\)
B \(y = 2\)
C \(x = 2\)
D \(x = - 2\)
- Câu 26 : Số chữ cái có tâm đối xứng trong tên trường “ TRÍ ĐỨC” là :
A 0
B 1
C 2
D 3
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau