Ôn tập dao động cơ đề 1
- Câu 1 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Tần số dao động riêng của con lắc là:
A \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
B \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
C \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
D \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)
- Câu 2 : Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một vật nhỏ gắn vào một lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O theo phương trình \(x = Acos(\omega t + \;\varphi )\) . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng thì thế năng đàn hồi của con lắc ở vị trí có li độ x bằng
A \(\frac{1}{2}kA\)
B \(\frac{1}{2}kx\)
C \(\frac{1}{2}k{x^2}\)
D \(\frac{1}{2}k{A^2}\)
- Câu 3 : Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = Acos(\omega t + \;\varphi )\). Pha ban đầu của dao động là
A φ
B A
C x
D ω
- Câu 4 : Một chất điểm dao động theo phương trình \(x = 5cos(5\pi t\;--\frac{\pi }{3})\left( {cm} \right)\) (t tính bằng s). Chu kỳ dao động của chất điểm bằng
A 0,4s
B 6s
C 5π s
D 2,5s
- Câu 5 : Một vật nhỏ dao động với phương trình \(x = 2.cos\left( {10\pi t{\rm{ }} + \varphi } \right)\left( {cm} \right)\) . Tại thời điểm ban đầu (t0 = 0) li độ của vật là \({x_0}\; = 1cm\) và chuyển động ngược chiều dương. Giá trị của φ là:
A \(\frac{\pi }{6}\)
B \(\frac{\pi }{3}\)
C \( - \frac{\pi }{6}\)
D \( - \frac{\pi }{3}\)
- Câu 6 : Một con lắc lò xo dao động với phương trình \(x = 4\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\) (t tính bằng giây). Tại thời điểm t = 0, vật nặng có li độ bằng
A 2cm
B 2\(\sqrt 3 \) cm
C 0cm
D 4cm
- Câu 7 : Dao động tổng hợp của 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và cùng pha có biên độ
A \(A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + {A_1}{A_2}} \)
B \(A = {A_1}\; + {\rm{ }}{A_2}\)
C \(A = \left| {{A_1}\;--{\rm{ }}{A_2}} \right|\)
D \(A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
- Câu 8 : Thực hiện một thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình bên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 (m/s2). Con lắc điều khiển M (có chiều dài dây treo thay đổi được nhờ một cơ cấu đặc biệt) và con lắc m có dây treo dài 0,98 (m) được treo trên một sợi dây như hình vẽ. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì con lắc m dao động theo. Điều chỉnh chiều dài của con lắc M sao cho tần số của nó thay đổi từ 0,3 Hz đến 0,8 Hz thì biên độ cưỡng bức của con lắc m
A tăng rồi giảm
B giảm rồi tăng
C luôn giảm
D luôn tăng
- Câu 9 : Một chất điểm có khối lượng m = 100 (g) thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\cos \left( {10t - \frac{\pi }{6}} \right)cm;{x_2} = 3\cos \left( {10t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\) (t tính bằng giây). Cơ năng của chất điểm bằng
A 45J
B 4,5mJ
C 90J
D 9mJ
- Câu 10 : Một con lắc lò xo có đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào một vật nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của con lắc. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn và thế năng của con lắc theo li độ x. Chu kì dao động điều hòa của vật gần bằng
A 2,6s
B 0,385s
C 2,3s
D 0,432s
- Câu 11 : Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 20N/m và vật nhỏ khối lượng m đang dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực \(F = 5cos10t{\rm{ }}\left( N \right)\)(t tính bằng giây). Biết hệ đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Giá trị của m là
A 500g
B 125g
C 200g
D 400g
- Câu 12 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) và có biên độ tương ứng là 9cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là
A 15cm
B 10,5cm
C 3cm
D 21cm
- Câu 13 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết rằng, trong một chu kỳ dao động, thời gian lò xo bị dãn dài gấp 3 lần thời gian lò xo bị nén. Gọi lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và bị nén mạnh nhất có độ lớn tương ứng là F1 và F2. Tỉ số \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}\;\) có giá trị là
A 33,97
B 13,93
C 3
D 5,83
- Câu 14 : Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T. Tại thời điểm t1 thì vec tơ vận tốc và vec tơ gia tốc ngược chiều nhau, tại thời điểm \({t_2}\; = {t_1}\; + 0,25T\)thì vật đang chuyển động
A chậm dần về vị trí biên
B nhanh dần về vị trí cân bằng
C nhanh dần đều về vị trí cân bằng
D chậm dần đều về vị trí biên
- Câu 15 : Một con lắc lò xo có vật nhỏ khối lượng 0,1kg dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình \(x = Acos\omega t\left( {cm} \right)\) . Đồ thị biểu diễn động năng theo bình phương li độ như hình vẽ. Lấy \({\pi ^2}\; = 10\) . Tốc độ trung bình của vật trong một chu kỳ là
A 20cm/s
B 40cm/s
C 10cm/s
D 80cm/s
- Câu 16 : Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Khi con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương thẳng đứng với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng 0. Nhưng khi con lắc này dao động điều hòa tự do trên mặt phẳng nghiêng 300 so với phương ngang cũng với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ v. Nếu con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương ngang với biên độ A thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng
A \(\frac{{v\sqrt 3 }}{2}\)
B \(\frac{{2v}}{{\sqrt 3 }}\)
C 2v
D 0
- Câu 17 : Một con lắc đơn dao động điều hòa trong một điện trường đều thẳng đứng hướng xuống. Vậtdao động được tích điện nên nó chịu tác dụng của lực điện hướng xuống. Khi vật đang dao động thì điện trường đột ngột bị ngắt. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Nếu điện trường ngắt khi vật đi qua vị trí cân bằng thì năng lượng dao động của hệ không đổi.
B Nếu điện trường ngắt khi vật đi qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động của hệ không đổi.
C Nếu điện trường ngắt khi vật đi qua vị trí biên thì biên độ dao động của hệ không đổi
D Nếu điện trường ngắt khi vật đi qua vị trí biên thì năng lượng dao động của hệ bị giảm
- Câu 18 : Hai con lắc lò xo giống nhau dao động điều hòa cùng biên độ A = 10cm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trên hai trục O1x1 và O2x2 vuông góc với nhau như hình vẽ. Con lắc thứ nhất có vị trí cân bằng O1, dao động theo phương trình \({x_1}\; = 10cos\omega t\left( {cm} \right)\) . Con lắc thứ hai có vị trí cân bằng là O2, dao động theo phương trình \({x_2}\; = 10cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\left( {cm} \right)\) . Biết \({O_1}{O_2}\; = 5cm\) . Để các vật (có kích thước nhỏ) không va chạm vào các lò xo trong quá trình dao động thì giá trị của φ có thể là
A \( - \frac{\pi }{4}\)
B \(\frac{{2\pi }}{3}\)
C \(\pi \)
D \(\frac{\pi }{2}\)
- Câu 19 : Vật A chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng P (P) với bán kính quỹ đạo 8cm và chu kỳ 0,2s. Vật B có khối lượng 100g dao động điều hòa trong (P) theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm và tần số 5Hz. Tâm I quỹ đạo trong của vật A cao hơn vị trí cân bằng O của vật B là 1cm (hình vẽ). Mốc thời gian lúc hai vật ở thấp nhất, lấy π2 = 10. Khi hai vật ở ngang nhau lần thứ 5 kể từ thời điểm ban đầu thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật có độ lớn
A 5N và hướng lên
B 5N và hướng xuống
C 4N và hướng lên
D 4N và hướng xuống
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất