Phóng xạ
- Câu 1 : Hãy chọn câu đúng. Quá trình phóng xạ hạt nhân:
A thu năng lượng.
B tỏa năng lượng.
C không thu, không tỏa năng lượng.
D có trường hợp thu, có trường hợp tỏa năng lượng.
- Câu 2 : Trong số các tia α, β-, β+ và γ, tia nào đâm xuyên mạnh nhất? Tia nào đâm xuyên yếu nhất?
A Tia γ đâm xuyên mạnh nhất. Tia α đâm xuyên yếu nhất
B Tia γ đâm xuyên mạnh nhất. Tia β+ đâm xuyên yếu nhất
C Tia β- đâm xuyên mạnh nhất. Tia β+ đâm xuyên yếu nhất
D Tia α đâm xuyên mạnh nhất. Tia γ đâm xuyên yếu nhất
- Câu 3 : Quá trình phóng xạ nào không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân?
A Phóng xạ α.
B Phóng xạ β-.
C Phóng xạ β+.
D Phóng xạ ɣ.
- Câu 4 : Hãy chọn câu đúng. Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt nhân phân rã giảm đi với thời gian t theo quy luật
A -αt + β (α, β > 0)
B $\frac{1}{t}$
C $\frac{1}{{\sqrt t }}$
D e-λt
- Câu 5 : Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 50% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kỳ bán rã của chất đó là
A 2 giờ.
B 3 giờ.
C 4 giờ.
D 8 giờ.
- Câu 6 : Khi nói về hiện tượng phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
B Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.
C Chu kỳ phóng xạ của một chất phụ thuôc vào khối lượng của chất đó.
D Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.
- Câu 7 : Chọn ý sai. Tia gamma
A là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.
B là chùm hạt phôtôn có năng lượng cao.
C Không bị lệch trong điện trường.
D Chỉ được phát ra từ phóng xạ α.
- Câu 8 : Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ $\lambda $. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là
A ${N_0}{e^{ - \lambda t}}$.
B ${N_0}(1 - \lambda t)$.
C ${N_0}(1 - {e^{\lambda t}})$.
D \({N_0}.\left( {1 - {2^{ - \lambda t}}} \right)\)
- Câu 9 : Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kỳ bán rã của chất đó là
A 2 giờ.
B 3 giờ.
C 4 giờ.
D 8 giờ.
- Câu 10 : Ban đầu có N0 hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Sau 9 giờ kể từ thời điểm ban đầu, có 87,5% số hạt nhân của đồng vị này đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị này là
A 24 giờ.
B 3 giờ.
C 30 giờ.
D 47 giờ.
- Câu 11 : Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi bốn lần. Sau thời gian 2t số hạt nhân còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu?
A 25,25%.
B 93,75%.
C 6,25%.
D 13,5%.
- Câu 12 : Giả thiết một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là l = 5.10-8 s-1. Thời gian để số hạt nhân chất phóng xạ đó giảm đi e lần (với lne = 1) là
A 5.108 s.
B 5.107 s.
C 2.108 s.
D 2.107 s.
- Câu 13 : Chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu (t = 0), một mẫu chất phóng xạ X có số hạt là N0. Sau khoảng thời gian t = 3T (kể từ lúc t = 0), số hạt nhân X đã bị phân rã là
A 0,25N0.
B 0,875N0.
C 0,75N0.
D 0,125N0.
- Câu 14 : Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có chu kì bán rã T. Sau khoảng thời gian t = 0,5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A $\frac{{{N_0}}}{2}$.
B $\frac{{{N_0}}}{{\sqrt 2 }}$.
C $\frac{{{N_0}}}{4}$.
D ${N_0}\root {} \of 2 $.
- Câu 15 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ ?
A Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra
B Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ.
C Hiện tượng phóng xạ phụ thuộc vào tác động bên ngoài.
D Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân (phản ứng hạt nhân tự phát)
- Câu 16 : Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng?
A Tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau.
B Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử ${}_2^4He$.
C Tia β+ là dòng các hạt pôzitrôn.
D Tia β– là dòng các hạt êlectron
- Câu 17 : Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ?
A Tia β–
B Tia β+
C Tia X.
D Tia α
- Câu 18 : Tia β–không có tính chất nào sau đây ?
A Mang điện tích âm.
B Có vận tốc lớn và đâm xuyên mạnh.
C Bị lệch về phía bản âm khi xuyên qua tụ điện.
D Làm phát huỳnh quang một số chất.
- Câu 19 : Hiện tượng phóng xạ là
A Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.
B Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.
C Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.
D Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.
- Câu 20 : Tìm phát biểu sai về phóng xạ?
A Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân
B Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh
C Mang tính ngẫu nhiên
D Có thể xác định được một hạt nhân khi nào sẽ phóng xạ
- Câu 21 : Tia α là
A Tia \(\alpha \) là sóng điện từ
B Tia \(\alpha \) chuyển động với tốc độ trong không khí là 3.108m/s
C Tia \(\alpha \) bị lệch phía bản tụ điện dương
D Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân \(_2^4He\)
- Câu 22 : Sau khi phóng xạ α hạt nhân mẹ chuyển thành hạt nhân mới, hạt nhân mới sẽ bị dịch chuyển như thế nào trong bảng tuần hoàn?
A Không thay đổi
B Tiến 2 ô
C Lùi 2 ô
D Tăng 4 ô
- Câu 23 : Tia β-
A Tia β- bay với vận tốc khoảng 2.107 m/s
B Tia β- bị lệch về phía tụ điện tích điện dương
C Tia β- có thể bay trong không khí hàng km
D Tia β- là sóng điện từ
- Câu 24 : Trong phóng xạ \({\beta ^ - }\) hạt nhân \({}_Z^AX\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{Z'}^{A'}Y\) thì
A Z' = (Z + 1); A' = A
B Z' = (Z - 1); A' = A
C Z' = (Z + 1); A' = (A - 1)
D Z' = (Z - 1); A' = (A + 1)
- Câu 25 : Tia gamma
A Tia gamma là tia có bước sóng lớn hơn sóng vô tuyến
B Tia gamma là dòng hạt electron bay ngoài không khí
C Tia gamma có khả năng đâm xuyên kém
D Tia gamma có bản chất sóng điện từ
- Câu 26 : Tìm phát biểu sai về tia gamma
A Tia gamma có thể đi qua hàng mét bê tông
B Tia gamma có thể đi qua vài cm chì
C Tia gamma có vận tốc dịch chuyển như ánh sáng
D Tia gamma mềm hơn tia X
- Câu 27 : Tia phóng xạ nào sau đây không bị lệch trong điện trường?
A Tia \(\alpha \)
B Tia \({\beta ^ + }\)
C Tia \({\beta ^ - }\)
D Tia \(\gamma \)
- Câu 28 : Trong các tia phóng xạ sau, tia nào có khối lượng hạt là lớn nhất?
A Tia \(\alpha \)
B Tia \({\beta ^ + }\)
C Tia \({\beta ^ - }\)
D Tia \(\gamma \)
- Câu 29 : Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?
A Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân nguyên tử
B Tia \(\beta \) là dòng hạt mang điện
C Tia \(\gamma \) là sóng điện từ
D Tia \(\alpha ,\beta ,\gamma \) đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.
- Câu 30 : Đồng vị \({}_{92}^{234}U\) sau một chuỗi phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) biến đổi thành \({}_{82}^{206}Pb\). Số phóng xạ \(\alpha \) và \({\beta ^ - }\) trong chuỗi là
A 7 phóng xạ \(\alpha \) , 4 phóng xạ \({\beta ^ - }\)
B 5 phóng xạ \(\alpha \), 5 phóng xạ \({\beta ^ - }\)
C 10 phóng xạ \(\alpha \), 8 phóng xạ \({\beta ^ - }\)
D 16 phóng xạ \(\alpha \), 12 phóng xạ \({\beta ^ - }\)
- Câu 31 : Chu kì bán rã là
A Là thời gian để một phần tư số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
B Là thời gian để một phần ba số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
C Là thời gian để một phần hai số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
D Là thời gian để toàn bộ số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.
- Câu 32 : Tìm phát biểu sai về chu kì bán rã
A Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân phóng xạ
B Chu kì bán rã phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ
C Chu kì bán rã ở các chất khác nhau thì khác nhau
D Chu kì bán rã độc lập với điều kiện ngoại cảnh
- Câu 33 : Tìm phát biểu sai về hiện tượng phóng xạ
A Phóng xạ nhân tạo là do con người tạo ra
B Công thức tính chu kì bán rã là \(T = \frac{{\ln 2}}{\lambda }\)
C Sau khoảng thời gian t số hạt nhân còn lại được xác định theo công thức \(N = {N_0}.{e^{ - \lambda t}}\)
D Hằng số phóng xạ được xác định bằng công thức \(\lambda = \frac{T}{{\ln 2}}\)
- Câu 34 : Cho chùm nơtron bắn phá đồng vị bền \(_{25}^{55}Mn\) ta thu được đồng vị phóng xạ \(_{25}^{56}Mn\). Đồng vị phóng xạ \(_{25}^{56}Mn\) có chu trì bán rã T = 2,5h và phát xạ ra tia \({\beta ^ - }\). Sau quá trình bắn phá \(_{25}^{55}Mn\) bằng nơtron kết thúc người ta thấy trong mẫu trên tỉ số giữa số nguyên tử \(_{25}^{56}Mn\) và số nguyên tử \(_{25}^{55}Mn\) bằng 10-10. Sau 10 giờ tiếp đó thì tỉ số giữa nguyên tử của hai loại hạt trên là
A 3,125.10-12.
B 6,25.10-12.
C 2,5.10-11.
D 1,25.10-11.
- Câu 35 : Hạt nhân X phóng xạ α để tạo thành hạt nhân Y bền theo phương trình . Người ta nghiên cứu một mẫu chất, sự phụ thuộc của số hạt nhân X(NX) và số hạt nhân Y( NY) trong mẫu chất đó theo thời gian đo được như trên đồ thị.Hạt nhân X có chu kỳ bán rã bằng
A 16 ngày
B 12 ngày
C 10 ngày
D 8 ngày
- Câu 36 : Pôlôni \(_{84}^{210}{\rm{Po}}\) là chất phóng xạ α. Ban đầu có một mẫu nguyên chất. Khối lượng trong mẫu ở các thời điểm t = t0, t = t0 + 2∆t và t = t0 + 3∆t (∆t > 0) có giá trị lần lượt là m0, 8 g và 1 g. Giá trị của m0 là
A 64 g.
B 256 g.
C 512 g.
D 128 g.
- Câu 37 : Chất phóng xạ pôlôni \(_{84}^{210}Po\) phát ra tia α và biến đổi thành chì \(_{82}^{206}Pb\) . Gọi chu kì bán rã của pôlôni là T. Ban đầu (t = 0) có một mẫu \(_{84}^{210}Po\)nguyên chất. Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 2T, có 126 mg \(_{84}^{210}Po\) trong mẫu bị phân rã. Lấy khối lượng nguyên tử tính theo đơn vị u bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó. Trong khoảng thời gian từ t = 2T đến t = 3T, lượng được tạo thành trong mẫu có khối lượng là
A 10,5 mg.
B 20,6 mg.
C 41,2 mg.
D 61,8 mg.
- Câu 38 : Hạt nhân X phóng xạ β− và biến đổi thành hạt nhân bền Y. Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Tại các thời điểm t = t0 (năm) và t = t0 + 24,6 (năm), tỉ số giữa số hạt nhân X còn lại trong mẫu và số hạt nhân Y đã sinh ra có giá trị lần lượt là \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{1}{{15}}\). Chu kì bán rã của chất X là
A 10,3 năm.
B 12,3 năm.
C 56,7 năm.
D 24,6 năm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất