Đề ôn tập chương 3 Hình học Toán 9 có đáp án Trườ...
- Câu 1 : Cho hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại M, biết \(\widehat {AMB}\) = 500. TÍnh \(\widehat {AMO}; \widehat {BOM}\)
A. \(\widehat {AMO} = 35^0; \widehat {BOM}=55^0\)
B. \(\widehat {AMO} = 65^0; \widehat {BOM}=25^0\)
C. \(\widehat {AMO} = 25^0; \widehat {BOM}=65^0\)
D. \(\widehat {AMO} = 55^0; \widehat {BOM}=35^0\)
- Câu 2 : Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H . vẽ đường kính AF. Chọn câu đúng?
A. BH=BE
B. BH=CF
C. BH=HC
D. HF=BC
- Câu 3 : Cho hai đường tròn ( O ) và ( (O') ) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC,B thuộc ( O ) và C thuộc (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC tại I. Tính độ dài BC biết OA = 9cm,O'A = 4cm
A. 12
B. 13
C. 16
D. 6
- Câu 4 : Cho đường tròn (O) và một dây AB. Vẽ đường kính CD vuông góc với AB (D thuộc cung nhỏ AB). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm N. Các đường thẳng CN và DN lần lượt cắt các đường thẳng AB tại E và F. Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại N cắt các đường thẳng AB tại I. Chọn đáp án đúng.
A. \(\widehat {IEN} = 2\widehat {NDC}\)
B. Các tam giác FNI,INE cân
C. \( \widehat {DNI} = 3\widehat {DCN}\)
D. Tất cả các câu đều sai
- Câu 5 : Cho tam giácABC, gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác, P là một điểm trong tam giác thỏa mãn \(\widehat {PBC} + \widehat {PCA} = \widehat {PBC} + \widehat {PCB}\). Xét các khẳng định sau: I. P nhìn đoạn BC dưới một góc \( {90^0} + \frac{1}{2}\widehat {BAC}\) II. I nhìn đoạn BC dưới một góc \( {90^0} + \frac{1}{2}\widehat {BAC}\). Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cả hai khẳng định đều sai
B. Cả hai khẳng định đều đúng.
C. Chỉ có I đúng và II sai.
D. Chỉ có I sai và II đúng.
- Câu 6 : Cho đường tròn đường kính AB cố định, M là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI = 2MB. Quỹ tích các điểm I là:
A. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc 300 dựng trên AB
B. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc a0 dựng trên AB với tan a=2
C. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc a0 dựng trên AB với tan a=1/2
D. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc 600 dựng trên AB
- Câu 7 : Cho hình bình hành ABCD , hai đường chéo cắt nhau tại I . Từ A kẻ các đường vuông góc với BC , CD , DB thứ tự tại H,E,K . Xét các khẳng định sau: (I). Bốn điểm A,H,C,E nằm trên một đường tròn. (II). Bốn điểm A,K,D,E nằm trên một đường tròn. (III). Bốn điểm A,H,K,B nằm trên một đường tròn. (IV). Bốn điểm K,I,E,H nằm trên một đường tròn. Chọn khẳng định đúng.
A. Cả bốn khẳng định đều sai.
B. Cả bốn khẳng định đều đúng.
C. Có ít nhất một khẳng định sai.
D. Có nhiều nhất một khẳng định sai.
- Câu 8 : Cho tam giác ABC vuông cân tại A . Tìm quỹ tích các điểm M nằm trong tam giác đó sao cho \( 2M{A^2} = M{B^2} - M{C^2}\)
A. Quỹ tích điểm M là cung chứa góc 1350 dựng trên AC , trừ hai điểm A vàC .
B. Quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính AC .
C. Quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính AC trừ hai điểm A và C
D. Quỹ tích điểm M là cung chứa góc 1350 dựng trên AC .
- Câu 9 : Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm E di động trên cạnh AB. Qua B vẽ một đường thẳng vuông góc cới CE tại D và cắt tia CA tại H. Biết \(\widehat {BCA} = {30^0}\) . Số đo góc \(\widehat {ADH}\) là:
A. 300
B. 1500
C. 600
D. 900
- Câu 10 : Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp đường tròn (O, BD ) là đường phân giác của góc góc ABC. Đường thẳng BD cắt đường tròn (O ) tại điểm thứ hai là E. Đường tròn (O1 ) đường kính DE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là F. Khi đó đường thẳng đối xứng với đường thẳng BF qua đường thẳng BD cắt AC tại N thì:
A. AN=NC.
B. AD=DN.
C. AN=2NC.
D. 2AN=NC.
- Câu 11 : Tứ giác ABCD nội tiếp (O) . Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABI. Tiếp tuyến của đường tròn này tại I cắt AD và BC lần lượt M và N. Chọn câu sai:
A. MN // DC.
B. Tứ giác ABNM nội tiếp.
C. Tứ giác MICD nội tiếp.
D. Tứ giác INCD là hình thang
- Câu 12 : Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) có AB = 5cm,AC = 12cm và đường cao AH = 3cm (H nằm ngoài BC), khi đó R bằng
A. 6
B. 6,5
C. 7
D. 7,5
- Câu 13 : Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax và By (Ax và By và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là AB ). Gọi M là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax và By theo thứ tự tại C và D. Tìm vị trí của M để tứ giác ABDC có chu vi nhỏ nhất
A. M là trung điểm của CD
B. OM//AB
C. OM⊥AB.
D. OM//Ax
- Câu 14 : Bát giác đều ABCD.EFGH nội tiếp đường tròn bán kính bằng 1. Tính độ dài cạnh AB của bát giác.
A. \( 2 - \sqrt 2 \)
B. \( 2 + \sqrt 2 \)
C. \(\sqrt {2 - \sqrt 2 } \)
D. Đáp án khác
- Câu 15 : Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một hình vuông. Tỉ số R/r là:
A. \( \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
B. 2
C. Đáp án khác
D. \( \frac{\sqrt3}{{ 2 }}\)
- Câu 16 : Trên đường tròn (O; R) lần lượt lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự sao cho \(AB = R\sqrt 2 \) . Tính số đo của cung AB không chứa điểm C.
A. 45o
B. 60o
C. 90o
D. 180o
- Câu 17 : Cho cung AB trên đường tròn (O ; R) có số đo \({30^o}\) và có độ dài 1 cm. Tính bán kính R của đường tròn.
A. 1,8 cm
B. 1,9 cm
C. 2 cm
D. 1,7 cm
- Câu 18 : Biết độ dài cung 60° bằng 6π (cm). Tính bán kính đường tròn
A. R =10 cm
B. R = 8cm
C. R =12cm
D. R = 18cm
- Câu 19 : Cho đường tròn tâm O có chu vi là 4π. Tính diện tích hình tròn?
A. 2π
B. 4π
C. 6π
D. 8π
- Câu 20 : Cho đường tròn tâm O. Biết diện tích hình quạt tròn cung 30° là 3π. Tính bán kính đường tròn?
A. 6cm
B. 5cm
C. 3cm
D. 9cm
- Câu 21 : Cho A,B,C,D là 4 đỉnh của hình vuông có cạnh là a. Tính diện tích của hình hoa 4 cánh giới hạn bởi các đường tròn có bán kính bằng a, tâm là các đỉnh của hình vuông.
A. \( S = \left( {\pi + 2} \right){a^2}\)
B. \( S = 2\left( {\pi + 2} \right){a^2}\)
C. \( S = \left( {\pi - 2} \right){a^2}\)
D. \( S = 2\left( {\pi - 2} \right){a^2}\)
- Câu 22 : Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Độ dài của các cung AB,BC,CA đều bằng \(4\pi\) Diện tích của tam giác đều ABC là:
A. \( 27\sqrt 3 cm^2\)
B. \( 7\sqrt 3 cm^2\)
C. \( 29\sqrt 3 cm^2\)
D. \(9\sqrt 3 cm^2\)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn