Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) - Địa lí lớp 6

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài 1 trang 48 SGK Địa lí 6

Có 2 loại bình nguyên:   Bình nguyên do phù sa của biển hoặc phù sa sông bồi tụ.   Bình nguyên do băng hà bào mòn. Gọi là bình nguyên bồi tụ vì do phù sa bồi đắp thành bình nguyên.

Bài 2 trang 48 SGK Địa lí 6

Xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì chúng thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.

Bài 3 trang 48 SGK Địa lí 6

Cấu trúc chung để viết về đặc điểm một dạng địa hình đồng bằng, núi, đồi, cao nguyên như sau: + Thuộc loại nào nguồn gốc hình thành: đồng bằng do sông hay biển thành tạo, núi hình thành do núi lửa hay núi đá vôi.... + Đặc điểm bề mặt đồng bằng có bề mặt bằng phẳng hay gợn sóng; núi đồi có đỉnh, sườ

Hãy tìm trên bản đồ thế giới đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam).

Quan sát hình 40 SGK, tìm những điểm giổng nhau và khác nhau giữa bình nguyên (đồng bằng) và cao nguyên.

So sánh bình nguyên và cao nguyên: Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng. Khác nhau: + Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m; không có sườn. + Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m; sườn dốc hoặc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh; là dạng địa hình miền núi.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) - Địa lí lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!