Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Địa lí lớp 6
Bài 1 trang 8 SGK Địa lí 6
Trên quả Địa cầu: Nếu cử cách 10°, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. Nếu cứ 10°, ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam. Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0° chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90°B ở cực Bắc và vĩ tuyến 90°N ở cực Nam là
Bài 2 trang 8 SGK Địa lí 6
Dựa vào hình 2, hãy cho biết độ dài bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất.
Độ dài bán kính Trái đất là 6370 km Độ dài đường xích đạo là 40076 km
Hãy chỉ nửa cầu Bắc nửa cầu Nam các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam trên quả Địa Cầu hoặc trên hình 3.
Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
Hãy cho biết các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường gì. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì ?
Các đường nối liền hai điểm cực bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu là những đường kinh tuyến. Những vòng tròn trên quả Địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường vĩ tuyến.
Hãy xác định trên quả Địa Cầu đường kinh tuyến gốc và đường vĩ tuyến gốc.
Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00 qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh. Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến 00. là vĩ tuyến lớn nhất hay còn gọi là đường xích đạo.
Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ ?
Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800
Quan sát hình 1, em hãy kể tên tám hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Tám hành tinh trong hệ mặt trời : Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt trời.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ
- Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học
- Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
- Bài 8: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
- Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
- Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất