Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Sinh lớp 12
Bài 1 trang 58 SGK Sinh 12
Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho một dãy các kiểu hình khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen.
Bài 2 trang 58 SGK Sinh 12
Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta cần phải tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nh
Bài 3 trang 58 SGK Sinh 12
Nói cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lúm đổng tiền thực ra là không hoàn toàn chính xác. Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng má lúm đồng tiền dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định alen mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn.
Bài 4 trang 58 SGK Sinh 12
Mỗi giống cây trồng đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cầu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.
Câu 1 trang 58 Sách giáo khoa Sinh học 12
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau .
Câu 2 trang 58 Sách giáo khoa Sinh học 12
Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta phải có biện pháp nhân bản kiểu gen này thành rất nhiều cá thể khác nhau .
Câu 3 trang 58 Sách giáo khoa Sinh học 12
Nói : Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “ má lúm đồng tiền ” thực ra là không hoàn toàn chính xác . Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “ má lúm đồng tiền ” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định alen mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn .
Câu 4 trang 58 Sách giáo khoa Sinh học 12
Mỗi giống cây trồng đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nước…. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cầu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.
Hãy thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường
Lá cây rau mác trong 3 môi trường cho 3 dạng lá khác nhau: + Môi trường trên cạn: Lá có hình mũi mác. + Môi trường dưới nước: Có thêm lá hình bản dài. + Môi trường chìm trong nước: Chỉ có lá hình bản dài. Thỏ, chồn, cáo ở xứ lạnh: + Mùa đông: Lông trắng, dày. + Mùa hè: Lông vàng, thưa.
Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng 1 giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa có năng suất cao) trên 1 diện tích rộng trong cùng 1 vụ?
Bởi vì khi môi trường thay đổi theo hướng bất lợi có thể dẫn đến mất mùa vì tất cả các cây đều có kiểu gen giống nhau nên phản ứng giống nhau khi môi trường thay đổi có khả năng chết hàng loạt gây mất mùa
Theo em nhiệt độ cao có thế ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin như thế nào?
Nhiệt độ cao làm các gen tổng hợp melanin không tổng hợp được melanin nên lông có màu trắng.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 13 trang 56
Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở tế bào của phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen.Trong khi các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gen của chúng lại không được biểu hiện không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông có
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 13 trang 57
Các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng một giống lúa duy nhất cho dù đó là giống lúa có năng suất cao trên một diện tích rộng trong cùng một vụ vì không có bất kì giống lúa nào có thể thích hợp với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu cả, Vì vậy, nếu trên cả cánh đồng lớn mà chỉ trồng
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 14. Thực hành: Lai giống
- Bài 15. Bài tập chương I và chương II