Đăng ký

Tổng hợp dao động cưỡng bức chính xác nhất

Nếu bạn vẫn đang hoang mang không biết biên độ dao động cưỡng không phụ thuộc vào gì hay phụ thuộc vào gì thì hãy nhanh cùng với Cunghocvui tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Dao động cưỡng bức

I) Dao động cưỡng bức

1) Khái niệm

Dao động cưỡng bức là dao độ mà hệ chịu thêm tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn có biểu thức là \(F = F_{0}sin(wt)\)

2) Đặc điểm

- Ban đầu khi tác dụng ngoại lực thì hệ dao động với tần số dao động riêng (\(f_0\)) của vật

- Khi dao động của hệ được ổn định thì dao động của hệ là dao động điều hòa có tần số bằng tần số ngoại lực.

- Biên độ của dao động cưỡng bức

  • Biên độ dao động của hệ phụ thuộc vào biên độ dao động của ngoại lực (tỉ lệ với biên độ của ngoại lực).
  • Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.

II) Phân biệt dao động cưỡng bức với dao động duy trì

Dao động duy trì là dao động được tạo ra bằng cách cung cấp cho hệ một năng lượng đúng bằng năng lượng nó đã mất sau mỗi chu kì dao động.

Dao động duy trì

1) Giống nhau

- Cả hai dao động đều xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực.

- Dao động cưỡng bức khi cộng hưởng cũng có tần số riêng của vật.

2) Khác nhau

a) Dao động cưỡng bức

- Ngoại lực của dao động là bất kỳ, độc lập với vật.

- Sau giai đoạn chuyển tiếp thì dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số f của ngoại lực.

- Biên độ của hệ phụ thuộc vào \(f_0\) và \(\left | f - f_0 \right |\)

b) Dao động duy trì

- Lực của dao động duy trì được điều khiển bới chính dao động ấy qua một cơ cấu nào đó.

- Tần số dao động đúng bằng tần số dao động riêng của vật (\(f_0\))

- Biên độ không thay đổi.

III) Luyện tập

Câu 1: Khi nói về dao động cơ học, nhận xét nào dưới đây là sai?

A. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.

B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Dao động duy trì có tần số đúng bằng tần số dao động riêng của vật.

Chọn A

Câu 2: Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ

B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn

C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Chọn C

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.

B. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.

Chọn D

Câu 4: Chọn phát biểu sai

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn. 

C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

Chọn D

Câu 5: Đâu là phát biểu đúng về dao động cưỡng bức?

A. Tần số dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số ngoại lực tần hoàn.

Chọn A

Câu 6: Chọn phát biểu đúng

A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.

B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.

C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trường ngoài là nhỏ.

D. Tất cả.

Chọn D

Câu 7: Con lắc lò xo m=250(g), k=100 N/m, con lắc chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn. Thay đổi tần số góc thì biên độ cưỡng bức thay đổi. Khi tần số góc lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ lần lượt là \(A_1\) và \(A_2\). So sánh  \(A_1\) và \(A_2\).

A. \(A_1\) = 1,5 \(A_2\)

B. \(A_1\) < \(A_2\)

C. \(A_1\) = \(A_2\)

D.  \(A_1\) > \(A_2\)

Chọn B.

Xem thêm >>>Dao động tắt dần, cưỡng bức

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được kiến thức lý thuyết về dao động cưỡng bức. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập môn vật lý, chúc bạn học tập tốt <3

shoppe