Đăng ký

Tóm tắt tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

1,876 từ Văn mẫu

Đề bài: Tóm tắt tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

   “Những ngày thơ ấu” là cuốn hồi kí của Nguyên Hồng. Tác phẩm chưa đầy một trăm trang, khoảng trên hai vạn chữ, chia thành chín chương: 1) Tiếng kèn; 2) Chúa thương xót chúng tôi; 3) Trụy lạc; 4) Trong lòng mẹ; 5) Đêm Nô-en; 6) Trong đêm đông; 7) Đồng xu cái; 8) Sa ngã; 9) Một bước ngắn.

   Trang hồi kí đã ghi lại cảnh sa sút, tan nát của một gia đình thị dân ở thành phố Nam Định trong khoảng những năm 20, 30 của thế kỉ XX. Những nỗi đau buồn của một thiếu phụ trong một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, một ngựời chồng, người cha nghiện ngập, những tủi cực, cô đơn và con đường lêu lổng cúa một em bé mồ côi, rồi sa ngã dần. Câu chuyện cảm động được tóm tắt như sau:

   “Bà nội của bé Hồng đi đạo, sinh nở 18 lần, nhưng chỉ nuôi sống được ba người con: một trai, hai gái. Bố của bé Hồng là con thứ hai. Bố của Hồng làm cai ngục; khi hé Hồng sinh ra, có biết bao nhiêu người nhà của phạm nhân mang đến nhiều vàng bạc, lụa là, gạo thơm, gà béo, trứng mới, cá biển tươi để mừng. Vú bõ thì hả hê vì có số tốt được hầu hạ một cửa “quyền quý”. Sau này, mỗi lần bà nội nhắc lại chuyện ấy “có nhiều sự cảm động lắm”. Mẹ Hồng là một phụ nữ xinh đẹp, chỉ bằng một nửa tuổi của bố em. Năm Hồng lên bảy, lên tám đã hiểu biết rõ rệt và thấm thía “sự trái ngược cay đắng” trong tình duyên của hố mẹ. Em vần nghe người ta bàn tán về chuyện em Quế là con của cai H. Cứ chiều chiều, khi tiếng kèn rộn rã, tưng bừng của toán lính khố xanh đi qua nhà, đôi mắt mẹ Hồng lại “sáng lên”, gò má “ửng hồng”, dắt đứa con trai bé nhỏ ra sân đón đợi “một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau”... Mấy năm sau, người cai kèn đổi đi nhà ngục khác, người thiếu phụ ấy “càng bâng khuâng trong đôi mắt thẫn thờ”... Và cũng từ đấy, bổ mẹ Hồng “không bao giờ nhìn thẳng vào mặt nhau”, trong con mắt, giọng nói “bao giờ cũng đượm vẻ trầm lặng, chua chát, hờn tủi”.

Xem thêm Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em

Dàn ý Phân tích nhân vật Hồng trong truyện ngắn Trong lòng mẹ

   Gia đình sa sút rồi suy sụp hẳn. Bố xin thôi nghề cai ngục, lôi bàn đèn thuốc phiện về nhà, sống âm thầm trong buồng tối. Nhiều tài sản quý giá đều bán sạch Mẹ buôn bún thua lỗ. Nam 1927, ngôi nhà gạch hai tầng ở phố Hàng Cau, thành phố Nam Định phải bán đi để trả nợ. Bố trụy lạc, con lêu lổng, lang thang đánh đáo để có tiền ăn quả, giao du với những trẻ bụi đời cùng khổ.

   Rằm tháng tám trung thu năm sau, khi bà con hàng phố “hoan hỉ trước bài cỗ trông trăng” thì bé Hồng và em Quế trong hộ quần xô sổ gấu, đi theo sau chiếc quan tài, cất tiếng khóc não nuột: “Cậu ơi, hư hư cậu ơi là cậu ơi!”.

   Bố chết chưa đoạn tang, mẹ lần hồi ngược xuôi, lúc lên Hà Nội, lúc vào Vinh, lúc xuống Hài Phòng, vay mượn làm vốn buôn bán. Rồi mẹ chửa đẻ với người khác, tha phương cầu thực vào tận Thanh Hóa. Hồng và em Quế phái ăn chực nằm chờ ở nhà bà cô giàu có, bị bêu riếu khinh miệt, thậm chí có lần bé Hồng đã bị cô C. “vác củi tạ phang... lết chân đi không được nữa”. Nhiều đêm, nhiều tháng, Hồng chỉ còn biết sống với những giấc mơ “mong manh, kì thú” của tuổi thơ.

   Đêm Nô-en, với bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, trong làn gió lạnh, bé Hồng cũng đến nhà thờ, em cố lách đám đông để có thể nhìn thấy bàn thờ Chúa, nhưng đã bị người ta đẩy xuống hoặc cốc lỗ đầu. Em phải ra khỏi nhà thờ, lủi thủi mội mình giữa đêm khuya lạnh lẽo. Rồi những đêm đông mưa phùn, gió vi vu lạnh buốt, nằm trên cái phản trong xó nhà tăm tối của cô C. Nơi Bến Gỗ, đắp cái chăn đơn mỏng ngoài trùm chiếc chiếu, bé Hồng co rúm lại, ngực đau chói lên, trằn trọc thao thức từ gà gáy cho đến sáng. Nước mắt cứ ứa ra...

   Bé Hồng sống trong cô đơn, không người chăm sóc, tâm trí lơ đãng trong giờ học. Một đồng xu cái trong túi, suốt ngày lang thang khắp các cổng chợ, vườn hoa, bến tàu,... để đánh đáo, chằng bao lâu được bạn học và lũ trẻ bụi đời dặt cho cái biệt hiệu “Bật câu cơm”, một danh hiệu mỉa mai mà Hồng không hề hổ thẹn. Càng ngày càng sa ngã. Nhiều đêm bỏ nhà đi lang thang. Một mùa hè tủi cực đã đến: bị thầy giáo đánh đập, bắt quỳ vào góc bàn hết buổi học này qua buổi học khác. Oan uổng và đau khổ. Phải bỏ học trước nhục hình cay đắng. Mùa hè năm ấy, bé Hồng 13 tuổi, phải bỏ học “khi cái bàn tay của thầy giáo đã dúi tôi vào góc tường hình phạt và không bao giờ nhấc cho tôi lên nữa. Tôi vùng dứng dậy, mê man chạy như biến ra đường” khi tiếng trống lần thứ hai bỗng nổi dậy...

 

shoppe