Tìm hiểu về nhiễm sắc thể là gì?
Trong bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn lý thuyết sinh 9 nhiễm sắc thể là gì, cùng đi vào tìm hiểu lý do thừa nhiễm sắc thể 21 là hại như thế nào, nhiễm sắc thể ở người, nhiễm sắc thể xy là gì,...
A. Lý thuyết
I. Nhiễm sắc thể là gì?
- Khái niệm: Vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài được gọi là nhiễm sắc thể, viết tắt là NST.
- Ở trong tế bào sinh dưỡng hay còn gọi là tế bào Xoma, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn từ bố, 1 có nguồn gốc của mẹ. Cho nên các gen trên cặp nhiễm sắc thể cũng tồn tại thành từng cặp.
- Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
- Bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Sẽ có sự khác nhau về một cặp nhiễm sắc thể giới tính giữa hai giới tính được và cái ở trong các loài đơn tính.
- Kí hiệu thông thường của cặp nhiễm sắc thể:
- XX là kí hiệu của giới tính cái
- XY là kí hiệu của giới tính đực
- Ngoài ra:
- Châu chấu: XX là giới cái - OX là giới đực
- Tằm: XY là giới cái - XX là giới đực
- Ở mỗi loài khác nhau đều có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc nhiễm sắc thể.
II. Cấu trúc nhiễm sắc thể
- Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, hình dạng và cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể có dạng đặc trưng.
- Ở kì giữa nhiễm sắc thể co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 - 50\(\mu m\), đường kính 0,2 - 2\(\mu m\), kì này giúp ta có thể quan sát nhiễm sắc thể một cách rõ nhất.
- Cấu trúc nhiễm sắc thể: ở kì giữa NST tồn tại thành từng cặp, mỗi nhiễm sắc thể kép gồm hai nhiễm sắc tử chị em (cromati) gắn với nhau ở tâm động và được chia thành 2 cánh là cánh ngắn và cánh dài.
- Vai trò:
- Tâm động: vì nằm ở vị trí liên kết của thoi vô sắc với nhiễm sắc thể, giúp đảm bảo nhiễm sắc thể di truyền về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
- Cromatit: Ở trong mỗi cromatit đều gồm một phân tử ADN và protein histon
- Vùng đầu mút: Giúp bảo vệ nhiễm sắc thể và giúp các nhiễm sắc thể không dính vào với nhau.
III. Chức năng nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể có vai trò đặc biết quan trong trong di truyền như:
- Mang vai trò lưu giữ trong việc tập hợp ADN thành nhiễm sắc thể, đồng thời bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.
- Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó mà các gen có thể quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.
B. Bài tập
Câu 1: Có bao nhiêu bộ nhiễm sắc thể ở người bình thường?
A. 23 cặp NST cho tổng số 45 NST
B. 22 cặp NST cho tổng số 44 NST
C. 23 cặp NST cho tổng số 46 NST
D. 22 cặp NST cho tổng số 46 NST
=> Đáp án đúng: C
=> Mở rộng:
- Có 22 cặp NST thường được gọi là autosome, 22 cặp NST này trông giống hệt nhau ở cả nam và nữ. Nam và nữ sẽ khác nhau ở cặp thứ 23, cặp NST thứ 23 này được gọi là NST giới tính (sex chromosomes).
- Theo đó, cặp NST 23 ở nữ là hai bản sao của NST X, còn cặp NST 23 ở nam là một NST X và một NST Y.
Câu 2: Đâu là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Down?
A. Thừa một nhiễm sắc thể 21
B. Người mẹ mang thai trước khi 20 tuổi
C. Người mẹ mang thai sau khi 35 tuổi
D. A và C đúng
=> Đáp án đúng: D
=> Lý giải:
- Tình trạng nhiễm sắc thể xảy ra khi có lỗi trong quá trình phân chia tế bào dẫn đến thừa một nhiễm sắc thể 21 được hiểu là hội chứng Down.
- Nguy cơ thai nhi bị hội chứng Down khi tuổi thai phụ càng cao như sau:
Câu 3: Ở cặp nhiễm sắc thể thứ 23, giới tính có hai bản sao nhiễm sắc thể X là?
A. Nam
B. Nữ
C. Không xác định
D. A và B đúng
=> Đáp án đúng: B vì ở cặp nhiễm sắc thể thứ 23 ở giới tính nam là nhiễm sắc thể X Y
Câu 4: Ở cặp nhiễm sắc thể thứ 23, giới tính có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y là?
A. Nam
B. Nữ
C. Không xác định
D. A và B đúng
=> Đáp án đúng: A vì ở cặp nhiễm sắc thể thứ 23 ở giới tính nữ là hai bản sao nhiễm sắc thể X
Câu 5: Nhiễm sắc thể là cấu trúc có ở đâu?
A. Trong nhân tế bào
B. Trong màng tế bào
C. Bên ngoài tế bào
D. Trên màng tế bào
=> Đáp án đúng: A
Câu 6: Trong tế bào ở các loài sinh vật, nhiễm sắc thể sẽ có dạng gì?
A. Hình chữ V
B. Hình chữ X
C. Hình hạt
D. Có nhiều hình dạng
=> Đáp án đúng: D
Câu 7: Chiều dài của nhiễm sắc thể ở trạng thái co ngắn sẽ là?
A. 0,5 - 50\(\mu m\),
B. 10 - 20\(\mu m\)
C. 50\(\mu m\),
D. 0,5 - 25\(\mu m\)
=> Đáp án đúng: A
Câu 8: Có thể quan sát nhiễm sắc thể một cách rõ nhất vào kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì trung gian
C. Kì giữa
D. Kì sau
=> Đáp án đúng: B
Câu 9: Vai trò quan trọng trong sự di truyền mà nhiễm sắc thể có là?
A. Tự biến đổi hình dạng
B. Tự trao đổi chất
C. Tự nhân đôi
D. Tự co và duỗi trong phân bào
=> Đáp án đúng: B
Câu 10: Đâu là phát biểu đúng nhất khi nói về nhiễm sắc thể tương đồng?
A. Là hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc cùng bố và cùng mẹ
B. Là hai cromatit giống hệt nhau và dính nhau tại tâm động
C. Là hai nhiễm sắc thể có hình thái và kích thước giống hệt nhau
D. Là hai cromatit có nguồn gốc khác nhau
=> Đáp án đúng: C
Câu 11: Đâu là bộ nhiễm sắc thể của Tinh tinh?
A. 2n = 46
B. 2n = 14
C. 2n = 8
D. 2n = 48
=> Đáp án đúng: D
=> Lý giải
- Đáp án A là bộ nhiễm sắc thể người
- Đáp án B là bộ nhiễm sắc thể của đậu hà lan
- Đáp án C là bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm
Câu 12: Ở kì giữa, nhiễm sắc thể co ngắn cực đại có đường kính bằng?
A. 1 - 4\(\mu m\)
B. 0,2 - 2\(\mu m\)
C. 0,1 - 1\(\mu m\)
D. 0,5 - 2\(\mu m\)
=> Đáp án đúng: B
Câu 13: Trong các tế bào sinh dưỡng, đặc điểm của nhiễm sắc thể là?
A. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
B. Luôn co ngắn lại
C. Luôn duỗi ra
D. Luôn tồn tại thành từng cặp riêng rẻ
=> Đáp án đúng: A
Câu 14: Đâu là bộ nhiễm sắc thể của Thủy tức?
A. 2n = 14
B. 2n = 32
C. 2n = 24
D. 2n = 18
=> Đáp án đúng: B
=> Lý giải:
- A là bộ nhiễm sắc thể của đậu hà lan
- C là bộ nhiễm sắc thể của cà chua
- D là bộ nhiễm sắc thể của cà rốt
Câu 15: Chúng ta quan sát rõ nhất nhiễm sắc thể ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì cuối
D. Không thể nhìn thấy ở kì nào
=> Đáp án đúng: B
Câu 16: Tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm có
A. Có bốn cặp nhiễm sắc thể hình chữ V
B. Có ba cặp nhiễm sắc thể hình que
C. Có hai cặp nhiễm sắc thể hình chữ V
D. Có một cặp nhiễm sắc thể hình que
=> Đáp án đúng: C
Câu 17: Giúp bảo vệ nhiễm sắc thể và giúp các nhiễm sắc thể không dính vào với nhau là vai trò của?
A. Tâm động
B. Vùng đầu mút
C. Cromatit
D. Nhiễm sắc thể
=> Đáp án đúng: B
Câu 18: Lưu giữ trong việc tập hợp ADN thành nhiễm sắc thể, đồng thời bảo quản thông tin di truyền trong tế bào là chức năng của?
A. Tâm động
B. Vùng đầu mút
C. Cromatit
D. Nhiễm sắc thể
=> D
Xem thêm >>> Giải bài tập SGK Nhiễm sắc thể
Trên đây là những kiến thức lý thuyết chuẩn nhất về nhiễm sắc thể là gì mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, hy vọng các bạn sẽ học tập tốt sau khi tham khảo bài viết này. Hãy để lại những ý kiến thắc mắc cũng như đóng góp để hoàn thiện hơn bài viết nhé!