Đăng ký

Thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã học trong chương trình Ngữ văn

1,927 từ

Thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã học trong chương trình Ngữ văn

BÀI THAM KHẢO

I. Mở bài

Trong văn chương cổ điển của nước ta, thể thơ phổ biến là thể thất ngôn bát cú Đường luật. Thể thơ này được quy định chặt chẽ từ đời Đường, Trung Quốc, thường được coi là thơ luật để phân biệt với thơ cỏ phong. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật chăng những là một loại văn bài được sử dụng trong thi cử ngày xưa, mà còn là thể loại sáng tác chủ yếu được các nhà thơ nước ta ưa chuộng.

II. Thân bài

1.Yếu tố đầu tiên của tiết tấu là lượng thơ.

Mỗi dòng thơ đều có 7 chữ (thất ngôn) và 8 dòng thợ đều trọn ý, trở thành 8 câu thơ (bát cú). Chính lượng thơ cùng với những yếu tố thi luật sẽ giúp ta phân biệt thể thất ngôn bát cú Đường luật với các thẻ thơ khác.

2. Trên độ dài của lượng thơ, tiết tấu được thực hiện bằng cách phèn nhịp. Trong bài Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu) các dòng thơ có nhịp thơ chẵn - lẻ. Hai câu 3, 4 có nhịp 4/3:

Đã khách không nhà/ trong bốn biển,

Lại người có tội/giữa năm châu.

Để không trùng lặp, hai câu kế tiếp, dù vẫn có nhịp chẵn - lẻ, nhưng được thay đổi để không trùng với hai câu trên, nên có nhịp 2/2/3:

Giang tay/ ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng/ cười tan/ cuộc oán thù.

3. Phối thanh

Nhịp thơ chẳng những được tổ chức theo lượng thơ, mà chủ yếu là theo luật phối thanh, gồm luật bằng trắc và phép niêm.

- Từng câu trong bài thơ phải theo luật bằng trắc nhất định. Đó là cách sắp xếp đúng vị trí những tiếng bằng, trắc trong câu thơ:

• Nếu tiếng thứ 2 thứ 6 bằng, thì tiếng thứ 4 trắc: câu thơ có luật bằng:

vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

B T B

• Nếu tiếng thứ 2 và thứ 6 trắc, thì tiếng thứ 4 bằng: câu thơ có luật trắc:

Chạy mỏi chân thì hãy ở

T B T

Còn luật thơ toàn bài căn cứ vào luật của câu 1: bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có luật bằng vì câu 1 theo luật bằng.

- Ngoài ra. luật bằng trắc của các dòng thơ hòa hợp, cản xứng nhau, tạo nên phép niêm. Trong bài thất ngôn bát cú Đường luật, từng đôi câu thơ niêm với nhau: câu 1 niêm câu 8, câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm câu 7.

Chính luật bằng trắc và phép niêm tạo nên sự hài hòa về nhạc đitu, góp phân tạo sức rung cảm cho bài thơ khi được ngâm lên.

4. Vừa tạo nên sự cân đối cho bài thơ. Bố trí hai dòng thơ song song về số lời, đối lập về bằng trắc nhưng tương đồng về cú pháp Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, phép đối được thực hiện nghiêm ngặt ở hai câu thực (3. 4) và hai câu luận (5, 6): đối về thanh, về ý và về từ loại:

Đã - khách không nhà - trong - bốn biển.

Lại - người có tội - giữa năm châu.

Bủa tay - ôm chặt - bồ kín

Mở miệng - cười tan - cuộc oán thù.

5. Về bố cục, bài thất ngôn bát cú Đường luật thường gồm 4 đoạn: đề, thực, luận, kết. Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông.

- Câu phá đề (1):nêu cảm xúc mở đầu, thể hiện sự ung dung, nét ngang tàng.

- Câu thừa đề (2): gọi đề tài bị giam cầm để đưa xuống ý các câu dưới.

- Hai câu thực (3. 4): tả cuộc đời đầy sóng gió của nhà chí sĩ yêu nước.

- Hai câu luận (5,6): thể hiện khẩu khí của bậc hào kiệt.

- Hai câu kết (7,8): khẳng định tư thế hiên ngang, ý chi sắt thép của người anh hùng.

6. Vần là hiện tượng hiệp các khuôn vần giữa các âm tiết trên những dòng thơ, có tác dụng liên kết các dòng thơ, tạo nên hiện tượng hòa âm, đồng thời giúp ta dễ nhớ, dễ thuộc thơ.

Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật chỉ gieo một vần (độc vặn) cho toàn bài. ờ âm tiết cuối câu 1 và ở các câu chẵn 2, 4, 6, 8. Ta thấy bài thơ Vào ngục Quảng Đông cảm tác chỉ gieo một vần cho toàn bài ở cuối các câu 1 (lưu), câu 3 (tù), câu 4 ( châu),câu 6 (tù), câu 8 (đâu).

7. Ngôn ngữ thơ cũng ghi nhận nhiều nét đặc sắc, thể hiện một phong thái thật đường hoàng, tự tin, vừa ung dung thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất. hào kiệt,phong lưu.Có những cụm từ mang ý nghĩa sâu sắc. Khách không nhà, người có tội thể hiện bi kịch cá nhân tác giả giữa bi kịch chung của cả đất nước nước mất nên người yêu nước lâm vào cảnh bốn bể không nhà, bị sán lùng khắp nằm châu, trở thành người có tội, mỉa mai thay lại là tội yêu nước, thương nhà. Cũng có ngôn ngữ khoa trương (ôm chặt bồ thể hiện khấu khí của bậc hào kiệt, đầy ý thơ lên nét lãng mạn anh hùng...

III. Kết bài

Thơ làm ta xúc cảm vì ý và rung động vì lời. Khi cảm thông tâm sự của nha tho thì trong một chừng mực nào đó, ta rung động với những vần thơ êm ái, ngón ngữ gợi cảm, âm điệu du dương trầm bổng. Đó chính là sự đóng góp của nhạc điệu, những yếu tố thi luật chặt chẽ mà phóng khoáng, tạo niềm cảm phục chân thành trước tầm vóc kì vĩ, phi thường của người anh hùng lúc sa cơ, niêm xúc động sâu sắc trước ý chi sắt thép và tâm sự bi tráng của nhà thơ yêu nước Phan Bội Châu vào đầu thế kỉ XX của nước ta.