Giới thiệu bảy kì quan của thế giới
Đề bài: Giới thiệu bảy kì quan của thế giới
Bài làm
Từ xưa người ta đã thường nhắc đến bảy kì quan thế giới, nhưng danh sách các kì quan nhiều khi lại không thống nhất. Bản danh sách các kì quan thế giới sau đây có niên đại khá sớm (khoảng thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên) và có lẽ được truyền tụng rộng rãi hơn cả. Bảy kì quan thế giới do bàn tay con người tạo dựng nên là:
Kì quan thủ nhất: Kim tự tháp Ai Cập. Chính xác hơn là nhóm cáo tự tháp Khufu, Khafra và Menkaura ở Gi-da gần thủ đô Cai-rô cua Ai Cập. Kim tự tháp lớn nhất là Khê-ốp dược xây dựng bới vua Khufu (Khô-ốp), Hoàng đế của triều đại thứ tư ở Ai Cập, có chiều cao nguyên thủy là 482 phít (mỗi phít băng 0,3048m). Chiều cao hiện nay chi còn khoảng 450 phít. Phần chân đế có chiều rộng tới 755 phít. Kim tự tháp được ghép bằng 2,3 triệu phiến đá, mỗi phiến nặng 2,5 tấn, hoàn thành vào khoảng năm 2080 trước Công Nguyên. Cũng phải nói thêm rằng, trong số bảy kì quan được liệt kê cho đến nay chỉ các kim tự tháp Ai Cập vẫn còn.
Kì quan thứ hai: Vườn treo Ba-bi-lon. Khu vườn treo vĩ đại này gồm nhiều sàn đá rộng từ 75 đến 300 phít, lớp nọ chồng trên lớp kia, trên đó trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo. Công trình này do vua Nê-bu- cha-nê-da cho xây dựng vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên để chiều theo ý thích của hoàng hậu A-mu-hia. Đôi khi người ta lại nói rằng những bức tường Ba-bi-lon cũng do vua Nê-bu-cha-nê-da xây dựng mới là kì quan thế giới chứ không phải là vườn treo Ba-bi-lon .Dù sao thì cho đến nay vườn treo Ba-bi-lon vẫn nổi tiếng hơn.
Xem thêm Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Kì quan thứ ba: Tượng thần Dớt ( còn có tên gọi khác là thần Giu- pi-te theo thần thoại La Mã) ở Ô-lim-pi-a. Pho tượng băng vàng và ngà voi cao 40 phít này là tác phẩm của nhà điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Phi-đi-át (khoảng thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên). Tượng đã bị phá hủy và mất hoàn toàn dấu vết, chỉ còn hình ảnh được lưu lại trên một số đồng tiền cổ.
Kì quan thứ tư: Đền thờ A-tê-mít (Đi-an-ma theo thần thoại La Mã) ở Ê- phê-sớt. Ngôi đền lộng lẫy này bắt đầu được xây dựng vào năm 430 trước Công Nguyên ở vùng Tiểu Á để thờ vị nữ thần Hy Lạp A-tô-mít. Ngôi đền có những hàng cột cao tới 60 phít này phải mất 120 năm để hoàn thành.
Kì quan thứ năm: Lăng mộ ở Ha-li-ca-na-sớt. Lăng mộ này được sây dựng bởi hoàng hậu A-tô-mi-si-a để tương nhớ chồng mình là vua Mo-đa -lơt xứ Ca-ri-a ơ Tiểu á (chết vào năm 353 trước Công Nguyên) Một Số di vật từ ngôi lăng mộ này hiện được trưng bày ở Bào tàng nước Anh. Lăng mộ này nối tiếng đến mức tên của nó trở thành một tư để chỉ bất cứ lăng mộ nào trên thế giới (ngày nay Mausoleum trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc nghĩa là lăng mộ).
Kì quan thứ sáu: Người khổng lồ đảo Rốt. Bức tượng đồng thần Mặt trời Hê-li-ốt (hay A-pô-lô) cao 105 phít này là tác phẩm; của nhà điêu khắc Cha-rết. Ông đà làm việc miệt mài trong 12 năm liền và hoàn thành bức tượng vào năm 280 trước Công nguyên. Người khổng lổ bị một trận động đất phá hủy năm 224 trước Công nguyên.
Kì quan thứ bảy: Đèn biển Pha-rốt ở A-Iếc-xan-đờ-ri-a. Được So-xtra-tớt xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên trên đảo Pha-rô-sát cùa Ai Cập. Cây đèn biển vĩ đại này cũng bị một trận dộng đất phá hủy ở thế kỷ thứ 13 sau Công nguyên.