Đăng ký

Tác giả Lưu Quang Vũ: tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và phong cách nghệ thuật

1,439 từ Soạn bài

Tác giả Lưu Quang Vũ: tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và phong cách nghệ thuật

     Lưu Quang Vũ là một trong những tác giả có đóng góp to lớn trong văn học Việt Nam nói riêng và nghệ thuật nước nhà nói chung. Cuộc đời và sự nghiệp của ông có nhiều điểm thăng trầm đáng chú ý, song chưa được nhiều bạn đọc biết đến. Bài viết này sẽ phần nào giải đáp cho các bạn đôi nét về Lưu Quang Vũ.

 

nhà thơ Lưu Quang Vũ: tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và phong cách nghệ thuật- CungHocVui

Lưu Quang Vũ và vợ - nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử và cuộc đời

     Lưu Quang Vũ là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam. Sau năm 1954 ông cùng gia đình chuyển về Hà Nội sinh sống. Có lẽ do thừa hưởng thiên tính nghệ thuật từ cha mình, nên tài năng của ông được phát hiện từ rất sớm. 

Sự nghiệp

     Năm 1970 ông tham gia vào quân ngũ và có thời gian hoạt động tại ngũ, lúc này đọc giả mới biết đến Lưu Quang Vũ qua các tác phẩm thơ ca. Sau khi xuất ngũ ông trải qua nhiều nghề để kiếm sống, bắt đầu sáng tác vở kịch đầu tiên “Sống mãi tuổi 17” vào khoảng những năm 80 của thế kỉ XX. Vở kịch đã mang tên tuổi Lưu Quang Vũ đến gần hơn với công chúng, mở đầu cho chặng đường phát triển sau này. Nhưng khi tài năng nghệ thuật đang độ chín thì một tai nạn đã xảy ra, ông cùng vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh cùng con trai qua đời, để lại vô vàng tiếc thương cho người hâm mộ.

Tác phẩm tiêu biểu

nhà thơ Lưu Quang Vũ: tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và phong cách nghệ thuật- CungHocVui

Chân dung nhà thơ Lưu Quang Vũ

     Lưu Quang Vũ được biết đến đầu tiên với các tác phẩm thơ ca giàu cảm xúc, bay bổng và tài hoa như: Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu, Tiếng Việt,.... và một số truyện ngắn tiêu biểu thể hiện khao khát nghệ thuật, những trăn trở bên trong tâm hồn người nghệ sĩ.

     Nhắc đến Lưu Quang Vũ người ta không chỉ ngưỡng mộ về tài thơ ca mà hơn hết họ yêu thương Lưu Quang Vũ thông qua các vở kịch để đời của ông. Rất nhiều tác phẩm do ông sáng tác được người hâm mộ yêu thích, một trong số đó không thể không nhắc đến chính là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, một số khác như: Nàng Sita, Tôi và chúng ta, Đỉnh cao mơ ước, Tin ở hoa hồng, Ông không phải bố tôi,... Những vở kịch này không chỉ mang tên tuổi ông vươn xa trong nền nghệ thuật Việt Nam, mà còn giúp nhiều nghệ sĩ, diễn viên tham gia trong vở trở nên nổi tiếng.

Phong cách nghệ thuật

     Sinh ra trong thời chiến, thế nên ông thấu hiểu sự đau khổ mất mát do chiến tranh mang lại. Thế nhưng ông không vì vậy mà thể hiện sự đau thương hoàn toàn vào tác phẩm, ông vẫn gửi gắm vào đó sự khao khát và niềm tin về một tương lai tốt đẹp. Những tác phẩm của ông thực sự nổi tiếng trong những năm 80, thời kỳ đất nước đang có nhiều khó khăn thử thách cần giải quyết. Và trong mỗi tác phẩm ông để lại cho đời, người hâm mộ như được tái hiện lại từng giai đoạn khó khăn tương ứng với từng thời kì một cách chân thực và sống động nhất. Ví như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là bi kịch cuộc đời về khát khao được sống là chính mình, sống phải có sự hài hòa về tâm hồn và thể xác, đó cũng là giá trị cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm.

     Trong hầu hết các sáng tác của mình, ông đều lồng ghép vào những bài học, những giá trị mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, những vở kịch do ông sáng tác đã thổi một luồng gió mới cho nền văn học – nghệ thuật Việt Nam, với sự sáng tạo trong tình tiết, cách xây dựng tiết tấu trong từng phân cảnh. Ông đã làm người đọc phải run người cảm nhận nỗi đau nhân vật, cảm xúc như thấm vào từng thớ thịt.

     Tóm lại, Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà sáng tác kịch tài ba trong nền văn học – nghệ thuật Việt Nam. Dù ra đi khi tuổi đời còn trẻ, nhưng dấu ấn mà ông để lại luôn sống mãi trong những đứa con tinh thần ông góp cho đời.