Văn 12: soạn Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn gọn, đủ ý
Văn 12: soạn Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn gọn, đủ ý
Hồn Trương Ba da hàng thịt được xem là tác phẩm để đời của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ trước khi ông vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn giao thông. Tác phẩm đã phản ánh chân thực hiện trạng “nhìn mặt mà bắt hình dong” của nhiều người trong xã hội, họ quan trọng vẻ ngoài hơn nội tâm bên trong. Sau đây là bài soạn hồn Trương Ba da hàng thịt để bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn hồn Trương Ba da hàng thịt
Câu 1 (trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Thông điệp mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông qua đoạn đối thoại nội tâm giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt:
- Bi kịch khi con người không được sống đúng với bản chất của mình.
- Sự mâu thuẫn, đấu tranh của một tâm hồn thanh cao, trong sáng phải sống nhờ, sống gửi vào một thể xác thô thiển, cục cằn, thô lỗ.
- Trương Ba chán ghét thể xác thô kệch và hình dáng cùng nét sinh hoạt đồ tể bên ngoài của anh hàng thịt nhưng linh hồn như bị giam cầm, không làm gì được.
Xem thêm:
Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
Tóm tắt hồn trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Câu 2 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Điều khiến người thân và chính linh hồn của Trương Ba đau khổ nhất chính là:
- Bị lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, như bị giam cầm không ai chấp nhận cung không có ai thật sự thấu hiểu: một tâm hồn thanh thuần, trong sáng phải sống nhờ vào cái xác thân dung tục, tầm thường.
- Mặc dù không muốn nhưng đôi lúc có những thói quen sinh hoạt hằng ngày của thế xác kia đòi hỏi khiến Trương Ba không thể không gắng gượng làm để duy trì sự sống của thân xác ấy.
- Sự kiện hồi sinh trớ trêu này gây nên sự mâu thuẫn cho cả người thân Trương Ba và cả bản thân ông cũng không thể chấp nhận được.
Câu 3 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)
bài soạn hồn trương ba da hàng thịt
Sự khác nhau trong quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích:
- Trương Ba: dù thuộc tầng lớp nào, cũng muốn sống là chính mình, tâm hồn và thể xác phải có sự hòa hợp.
- ” Tối muốn là tôi toàn vẹn”. => Cho thấy ông đã thông suốt được một điều, thà chỉ làm một linh hồn, nhưng người thân vẫn nhớ đến ông với hình ảnh là Trương Ba còn sống của ngày xưa.
- ”Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.
- “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.
- Đế Thích: sống là ai, như thế nào cũng được, miễn được sống là tốt nhất.
- “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”.
=> Hai thái cực đối lập về quan niệm sống, một người muốn sống nhưng phải ý nghĩa, một người chỉ đơn giản là sống, không cần là chính mình cũng không sao.
Câu 4 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Soạn bài hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất
Sau khi quyết trả lại thể xác cho anh hàng thịt, nhưng Đế Thích lại đề nghị hồn Trương Ba nhập xác vào Cu Tị nhưng anh không đồng ý vì:
- Trương Ba đã thấm thía được sự đau khổ khi không được sống là chính mình, tâm hồn và thể xác không thể hòa hợp.
- Càng trú ngụ trong thể xác người khác, linh hồn thanh cao của ông sẽ ngày càng mờ nhạt hơn vì ý thức sẽ bị thói quen của thân xác bên ngoài chi phối dần.
- Trương Ba muốn sống là chính mình dù chỉ là linh hồn của một người đã chết.
Xem thêm:
Bài văn mẫu phân tích tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt
Dàn ý phân tích hồn trương Ba da hàng thịt chuẩn nhất
Văn mẫu phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết, hay nhất
Câu 5 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)
- Đoạn kết của câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn về việc đề cao giá trị tinh thần bên trong hơn dáng vẻ bên ngoài. Bên cạnh đó, còn khuyên người ta nên sống là chính mình, tâm hồn và thể xác hòa hợp thì mới có cuộc sống ý nghĩa, vui vẻ và thật sự hạnh phúc.
Hy vọng bài soạn hồn Trương Ba da hàng thịt sẽ giúp bạn đọc học tốt hơn môn Ngữ Văn 12.