Soạn bài Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt - Soạn văn lớp 12
Câu 1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch có nội dung triết học với nghệ thuật ẩn dụ về mối quan hệ giữa linh hồn và thê xác và cách gỉai quyết mối quan hệ ấy nhằm để hoàn thiện nhân cách và có cách sống đúng đắn. Trong đoạn trích này xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, nặng lời sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau đớn khổ sở tột cùng và thấy không chịu đựng được nữa.
Ở đây xác anh hàng thịt là ẩn dụ về thể xác cua con người. Còn hồn Trương Ba là ẩn dụ về linh hồn của con người.
Thể xác và linh hồn là hai phần, hai thực thể có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau làm nên một con người. Theo quan niệm của nhiều người, thể xác là nơi trú ngụ của linh hồn, còn linh hồn tạo nên sự sống, sự hoạt động của thể xác. Tuy nhiên thể xác cũng có tính tương đối độc lập của mình. Nên linh hồn yếu đuối, không giữ vững được ý chí, thì những đòi hỏi, những yêu cầu của thể xác có thể tác động đến linh hồn khiến bản chất của linh hồn thay đổi. Có thể nói cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là nhằm dạt tới sự thống nhất, hòa hợp để con người hoàn thiện nhân cách làm chủ bản thân mình. Cuộc đối thoại giữa xác anh hàng thịt và hồn Trương Ba cũng chính là cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác của một con người.
Câu 2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu), anh (chị) nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.
Qua lớp Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái) tính cách Trương Ba có nhiều thay đổi:
- Phải mang xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng và bằng chứng là anh đã làm gãy cây, gãy diều...
- Hồn Trương Ba trở nên xa lạ hơn đối với những người thân. Vợ anh muốn bỏ đi để “ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt”. Cháu gái anh không nhận ông vì “ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy" ngay đên cô con dâu, người được xem thông cảm với anh hơn cả cũng thấy bố chồng mình “mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần”.
Chính vì cũng nhận ra những điều này, hồn Trương Ba thấy mình không thể sống như thế được nữa. Anh không thể khuất phục trước thể xác đánh mất chính mình được (độc thoại cuối lớp hồn Trương Ba và gia đình.
Câu 3. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!" có đúng không? Vì sao? Màn đốì thoại giữa Trương ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.
– Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm mà ông đang phải trải qua.
– Ý nghĩa:
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.
– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.
Câu 4. Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
- Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa quyết định này cần phải đưa ra cho kịp thời vì cu TỊ vừa mới chết Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác của cu Tị đã sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Quyết định này khiến chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
- Cái chết của Cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ nút. Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
Câu 5. Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn kết.
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muôn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sổng lúc bấy giờ.
Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cảnh báo "muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn".
Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình. Đó cũng là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.