Hướng dẫn soạn bài hồn trương ba da hàng thịt ngắn nhất
Trong bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến bạn những hướng dẫn soạn bài hồn trương ba da hàng thịt ngắn nhất, bài viết sẽ đi vào trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa giúp bạn dễ dàng tiếp cận với nội dung bài học hơn.
Trước khi đi vào trả lời các câu hỏi chúng ta sẽ chia bố cục bài học ra thành 3 phần:
- Phần 1: từ đầu đến "Vợ Trương Ba bước vào". Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Phần 2: tiếp đến "Không cần!". Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.
- Phần 3: Còn lại. Nội dung là kết thúc sự hoán đổi và trở về với con người cũ toàn vẹn
Tiếp đến sẽ đi vào soạn hồn trương ba da hàng thịt qua những câu hỏi trong sách giáo khoa:
Câu 1
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua cuộc đối thoại:
+) Bi kịch của mỗi con người chính là không được là mình, phải sống nhờ, nương tựa vào người khác.
+) Sự hoán đổi không hợp lí mà tác giả đặt ra cho người đọc là hình ảnh con người có tâm hồn thanh cao nhưng thể xác lại cục cằn, thô lỗ.
+) Hồn Trương Ba tỏ rõ sự chán thể xác kềnh càng, thô tục khi đối thoại với hàng thịt, ông mong muốn bản thân có thể thoát khỏi cái xác nhưng lại không thay đổi được tình thế.
=> Mẫu thuẫn được làm nổi bật, không nên sống nương tựa vào người khác, một con người không được sống là chính mình tất yếu sẽ nhận nhiều cay đắng.
Câu 2
Điều khiến người thân và chính bản thân Trương Ba cảm thấy đau khổ nhất là:
- Hoàn cảnh sống trớ trêu, giở khóc giở cười: tâm hồn cao khiết trú ngụ trong cái xác tâm thường, dung tục.
- Làm nhưng điều không muốn, trái với tư tưởng của bản thân khi thể xác đòi hỏi.
- Sự thay đổi khiến cho người thân của hồn Trương Ba phải chịu đựng, chứng kiến những mâu thuẫn.
- Hồn Trương Ba nhận ra mình không còn như ngày xưa nữa.
Câu 3:
- Quan niệm sống giữa Trương Ba và Đế Thích khác nhau:
+) Trương Ba: mượn thân xác người khác là không nên, sống trong cơ thể người khác sẽ làm cho bản tính vốn có bị mờ nhạt dần.
+) Đế Thích: mượn thân xác để sống là điều bình thường, được sống là tốt rồi.
- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích
+) Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách vốn có của bản thân bị mai một
+) Tâm hồn bị đau khổ khi sống trong thân xác người khác
- Ý nghĩa:
+) Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng hình ảnh đẹp của tâm hồn.
+) Điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên đời chính là sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình.
=> Qua đoạn thoại, hồn Trương Ba ý thức được hoàn cảnh, thân phận trớ trêu, bi kịch của mình.
Câu 4
Hồn Trương Ba chấp nhận chết hẳn và nhường lại sự sống cho anh hàng thịt và cu Tý vì:
+) Sau gần đấy ngày sống trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba thấm thía nỗi đau không được là mình, bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.
+) Trú ngụ trong xác người khác sẽ làm tâm hồn mình bị mờ nhạt dần.
+) Trương Ba không muốn sống những ngày tháng không phải mình.
=> Sự nhận thức tỉnh táo và tình thương cu Tí nên ông dứt khoát nhường lại sự sống, còn mình thì chết hẳn.
Câu 5
Sự nhận thức của con người về cách sống tránh tổn thương về tâm hồn: Được sống là chính mình, sống trọn vẹn với giá trị vốn có của bản thân là điều tuyệt vời nhất của một đời người.
Xem thêm >>> Dàn ý phân tích hồn trương ba da hàng thịt chuẩn nhất
Trên đây là những hướng dẫn soạn bài hồn trương ba da hàng thịt mà Cunghovui gửi đến bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập trên lớp của bạn. Nếu có bất kì bài soạn văn hồn trương ba da hàng thịt nào mà bạn muốn đóng góp thì hãy để lại phía dưới comment nhé!