SOẠN VĂN MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA ĐẦY ĐỦ, NGẮN GỌN NHẤT- NGỮ VĂN 11
SOẠN VĂN MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA CỦA HOÀI THANH NGẮN GỌN NHẤT
Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn về cốt cách, bản chất của thơ Mới. Đồng thời qua đó, đoạn trích nói lên cái “bi kịch ngấm ngầm” trong hồn con người lúc bấy giờ. Thông qua các câu hỏi trong bài soạn này, mong rằng chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nội dung cốt lõi của tinh thần thơ Mới. Hãy cùng dõi theo bài viết để rõ hơn nhé.
Soạn văn một thời đại trong thi ca ngắn gọn nhất
Tìm hiểu khát quát về tác giả, tác phẩm
Tác giả
+ Hoài Thanh (1909 – 1982), xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, quê ở tỉnh Nghệ An.
+ Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm
+ “Một thời đại trong thi ca” là bài tiểu luận, mở đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Tác phẩm tổng kết một cách toàn diện về phong trào thơ Mới.
+ Đoạn trích thuộc phần cuối của bài tiểu luận, bàn về: Tinh thần thơ Mới.
Xem thêm:
Một thời đại trong thi ca- hoàn cảnh sáng tác, dàn ý tác phẩm
Soạn một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh
Soạn văn một thời đại trong thi ca ngắn gọn: Phân câu hỏi sách giáo khoa
Soạn một thời đại trong thi ca phần luyện tập
Câu 1:
Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là: Ranh giới mong manh giữa thơ cũ và thơ mới không phải dễ dàng nhận ra. Cách nhận diện:
+ Với phương pháp so sánh, tác giả đã chỉ ra rằng muốn hiểu đúng đắn tinh thần của thơ ca thì phải “so sánh bài hay với bài hay vậy”
+ Với phương pháp tổng hợp, tác giả đã chỉ ra cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều đối với thơ ca. Cái nhìn đó là: Nhìn vào đại thể “… Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể”
Câu 2:
Điều cốt lõi mà thơ Mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là “chữ tôi”. “Chữ tôi” xuất hiện trong thi đàn Việt Nam với quan niệm mới mẻ và chưa từng có bao giờ:
+ Quan niệm cá nhân (Hữu ngã): Sự trỗi dậy, bùng nổ mạnh mẽ ý thức cá nhân của con người.
+ Từ quan niệm ấy, ta phát hiện ra bi kịch trong tầm hồn con người lúc bấy giờ: Không một lần dám dùng chữ tôi để nói chuyện với chính mình, “họ không tự xưng”, “họ ẩn mình sau chữ ta”, “họ phải cầu cứu đoàn thể để trốn cô đơn”,…
+ “Chữ tôi” đã trải qua hành trình gian nan, vất vả: Từ chỗ bỡ ngỡ - quen dần – đáng thương, tội nghiệp.
Xem thêm:
Soạn một thời đại trong thi ca đầy đủ, chi tiết
Tóm tắt một thời đại trong thi ca chi tiết nhất
Câu 3:
Tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và … “tội nghiệp” bởi vì:
+ Thi nhân đã mất đi cái cốt cách hiên ngang ngày trước.
+ Nỗi bất hòa với thực tại, tìm cách thoát ly khỏi thực tại nhưng càng rơi vào hố sâu của bi kịch hơn. Bi kịch ở đây chính là Khát vọng vượt lên trên thực tại >< Thực tại đầy tù túng, bế tắc
+ Các thi nhân đang sống trong tình cảnh mất nước. Vì vậy, “cái tôi” của họ lúc này cô đơn, chật hẹp, bé nhỏ -> Đó là điều đáng thương.
Câu 4:
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:
+ Các thi nhân đã gửi gắm tình yêu của mình vào trong tiếng Việt – “tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua.” Bởi vì:
-
Họ yêu cái thứ tiếng gắn bó với cha ông xuyên suốt bao thế kỉ;
-
Họ dồn tình yêu quê hương, đất nước vào tình yêu tiếng Việt;
-
Họ muốn mượn tiếng Việt để “gửi nỗi băn khoăn riêng”;
-
Họ hiểu và tin rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Câu 5:
Soạn bài một thời đại trong thi ca ngắn gọn, đủ ý
Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì:
+ Tác giả đã chỉ ra được cái cốt lõi của tinh thần thơ mới.
+ Sự phân tích, đối sánh giữa “thơ cũ” và “thơ mới” để làm nổi bật tinh thần thơ mới khiến người đọc dễ hình dung và có tầm bao quát vấn đề hơn.
+ Cách đặt vấn đề của tác giả rất rõ ràng, đầy đủ.
+ Tiểu luận này không chỉ có tính văn chương của nghệ thuật mà còn có cả tính thuyết phục của khoa học: Lập luận chặt chẽ, thấu đáo và khoa học.
+ Tác giả dẫn dắt vấn đề một cách khéo léo và tinh tế: Có sự kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng.
+ Từ ngữ, hình ảnh được sử dụng gợi cảm xúc cho người đọc.
Trên đây là bài soạn văn một thời đại trong thi ca ngắn gọn nhất được CungHocVui tổng hợp và biên soạn lại. Hy vọng bài soạn giúp bạn học tập tốt hơn. Đừng quên theo dõi các bài soạn văn 11 khác tại đây.