Soạn Một thời đại trong thi ca Hoài Thanh - Văn hay 11
Với bài Một thời đại trong thi ca của tác giả Hoài Thanh, Cunghocvui xin gửi đến các bạn bài soạn Một thời đại trong thi ca đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Câu 1 (Trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới mà tác giả đã chỉ ra
- Hoài Thanh chỉ ra 2 nguyên nhân chủ yếu:
+ Nguyên nhân đầu tiên đó là việc thơ mới và thơ cũ đều có những bài kiệt xuất, những tác phẩm hay cũng như không hay. Chúng bị xáo trộn với nhau nên việc so sánh là không hề dễ dàng. Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ rất khó để vạch ra vì chúng không được xác định rạch ròi
+ Nguyên nhân tiếp theo là việc cảm nhận tinh thần của thơ mới không dễ, đó chính là: "Âu là ta đành phải nhận ra rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi phai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rơi rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau."
- Hoài Thanh đã nêu ra các nguyên tắc nhận diện
- Không thể căn cứ vào bài hay mà đánh giá cả thời đại, cũng không thể dựa vào bài dở mà chê, không nhìn vào 1 điều cụ thể mà đánh giá
- Cái mới và cái cũ vẫn song hành ít nhiều cùng nhau nên phải căn cứ trên cục diện chung
Xem thêm Phân tích bài Một thời đại trong thi ca
Cảm nhận về bài Một thời đại trong thi ca
Câu 2 (Trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Điều cốt lõi mà tác giả đem đến cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, cái mà trước đó chưa hề có:
- Tinh thần của thơ mới đề cao cái tôi cá nhân, những ý thức, tình cảm cá nhân chứ không chỉ xuất phát từ cái chung như trước kia
- Chữ tôi nói lên bi kịch của những người thanh niên trong xã hội xưa
Câu 3 (Trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Hoài Thanh nói "chữ tôi" với cái tuyệt đối của nó là "đáng thương", "tội nghiệp" vì:
- Cái tôi đem đến cho họ một nỗi buồn, bởi lẽ, đứng trước hoàn cảnh mất nước nhưng lại mang trong mình cái tôi quá nhỏ bé, tầm thường nên những thi nhân phải sống trong một cuộc đời bế tắc, chật hẹp và tù túng. Điều đó thể hiện sự đáng thương, tội nghiệp.
- Cái tôi của thi nhân lúc bấy giờ không còn ngạo nghễ, hiên ngang và bất cần như cái tôi của Nguyễn Công Trứ trước đó nữa.
- Cái tôi thể hiện sự đối lập giữa ước muốn được thoát ra khỏi bế tắc của cuộc đời với cái thực tại phũ phàng, đớn đau, bất lực
- Cái tôi ngày nay như điên trong tình yêu, bơ vơ, buồn khổ và mất lòng tin, cụ thể:
+ Nhà thơ Xuân Diệu muốn đắm say nhưng đắm say rồi vẫn bơ vơ
+ Thế Lữ muốn thoát lên tiên nhưng động tiên đã khép lại rồi
+ Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên rất điên cuồng, nhưng điên cuồng rồi lại phải tỉnh
+ Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong trường tình nhưng tình yêu cũng chẳng bền lâu...
Câu 4 (Trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cách mà các nhà thơ lãng mạn cũng như những người thanh niên lúc bấy giờ giải tỏa bi kịch:
- Họ gửi những bi kịch vào trong tiếng Việt "Họ yêu vô cùng thứ tiếng Việt trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt."
- Họ tin rằng chỉ cần tìm về dĩ vãng là có thể níu lấy chút gì cho tương lai
- Họ tin vào những lời nói triết lí xưa cũ trong Truyện Kiều
=> Tóm lại, bằng giọng điệu vô cùng tha thiết, tác giả đã thể hiện lên niềm hy vọng của các nhà thơ và những người thanh niên trước kia.
Câu 5 (Trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật đoạn trích Một thời đại trong thi ca:
- Cách đặt vấn đề trực tiếp, rõ, gọn
- Hoài Thanh sử dụng những lập luận, luận điểm rất chặt chẽ, thuyết phục, xác đáng.
- Cách chuyển ý tự nhiên, trong sáng
Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích “cái tôi” trong tương quan với “cái ta” để chỉ ra điểm giống và khác nhau:
+ Khi tìm tinh thần của thơ mới tác giả nhìn trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời rất sâu xa
+ Lí luận gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, có ví dụ rõ ràng
+ Hoài Thanh có cái nhìn thấu đáo về "cái tôi" và "cái ta" trong sự so sánh giữa hiện tại và quá khứ, giữa các nhà văn trước đó và bây giờ
Thông qua bài soạn Một thời đại trong thi ca, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là bài soạn Một thời đại trong thi ca hay nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!