Phân tích bài Một thời đại trong thi ca (2)
Đề bài
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.
Hướng dẫn giải
Hoài Thanh sinh năm 1909 mất năm 1982 tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, xuất than trong một gia đình nhà nho nghèo tại tỉnh Nghệ An. Ông bắt đầu viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, khi mới ngoài hai mươi tuổi. Với những cống hiến hết mình, không mệt mỏi, ông được đánh giá là nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học xuất sắc nhất. Năm 2000, ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật. Cuốn sách "một thời đại trong thi ca" là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam- một trong những công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của tác giả Hoài Thanh. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của thơ mới, cuộc tranh luận và so sánh giữa thơ mới- thơ cũ, vài nét về con đường phát triển Thơ mới, đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và hình ảnh cái tôi trong mỗi tác phẩm. Ở mỗi vấn đề, tác giả lại có những nhận định với những khía cạnh rất riêng với những ý kiến sắc sảo và tinh tế.
Mở đầu đoạn trích Hoài Thanh đưa ra để xác định Thơ mới. theo Hoài Thanh muốn hiểu được thời đại thi ca, muốn hiểu tinh thần thơ ca phải so sánh bài hay nhau. Cách xác định của tác giả mang tính khoa học bởi lẽ chỉ những câu hay mới trở thành thước đo để tính giá trị sản phẩm mà thôi. Thứ hai, căn cứ vào đại thể chứ không nhìn vào tiểu tiết. Nghĩa là phải căn cứ vào cái chung nhất. Bởi các thơi đại luôn có sự nối tiếp nhau " hôm nay đã được phơi khai từ hôm qua trong cái mới vẫn còn rơi rớt từ cái cũ.
Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái "tôi". Để khẳng định tinh thần Thơ mới tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ " tôi"trong việc phân biệt chữ "tôi" với "ta". Đặc điểm chung của thơ cũ là nghiêng về cái "ta", nghiêng về ý thức cộng đồng. để làm rõ ý thức này, Hoải Thanh đã nhìn trong lối sống nói chung và nhìn trong văn học nói riêng. " Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả". như vậy nhìn đại thể thì thơ cũ gồm cả chữ" ta", họ cầu cứu đoàn thể để chống lại cô đơn.
Nhưng thơ mới lại nghiêng về "cái tôi"- ý thức cá nhân "dựa trên đại thể tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần của thơ mới gồm hai trong chữ "tôi"- ý thức cá nhân của mỗi người" và khi thơ mới xuất hiện nó mang một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này " đó là quan niệm cá nhân".
Chẳng phải nội dung xuất phát từ ý thức cá nhân mà muốn được thể hiện khát vọng tận hưởng hạnh phúc ngay giữa trần gian, ngay trong hiện tại đó sao? Và cũng xuất phát từ những ý thức cá nhân mà Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, táo bạo. Chạy đua vơi thời gian để mỗi phút, mỗi giây trong cuộc đời đều có ý nghĩa. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ "vội vàng".
Thứ ba là biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi. Đầu tiên là sự xuất hiện và tiếp nhận cái "tôi". Trước tiên khi cái tôi xuất hiện trên văn đàm còn có rất nhiều bỡ ngỡ. nó giống như một kẻ lạc loài nơi đất khách bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. vì ta đã quen nhìn cuộc sống trong nhìn mình có cái "ta". Bây giờ, nó xuất hiện sao tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Nhưng theo thời gian, chữ "tôi" dần dần được chấp nhận và làm cho nó đã mất dần đi vẻ bỡ ngỡ ban đầu.
Cuối cùng tác giả đã chỉ ra một hướng lớn trong thơ mới. Đào sâu vào cái "tôi":" đời chúng ta nằm trong vòng cái "tôi", mất bề rộng ta đi tìm bề sâu". "mất bề rộng" là không còn nghiêng về cái chung, cái cộng đồng của thơ cũ, còn đi tìm bề sâu nghĩa là đi tìm cái tôi, đi sâu vào ý thức cá nhân của mỗi người. Nhưng càng đi sâu thì càng lạnh. Đó chính là bi kịch của thời đại thơ mới. Tâm hồn của các thi nhân thu mình trong chữ "tôi" nên dễ cảm thấy cô đơn, vắng lạnh nên thường gọi đó là "cái tôi tội nghiệp". Xuân Diệu nhà thơ đầy đủ nhất của thời đại ấy vậy mà chỉ nói tới cái cô đơn, khổ sở, thảm hại của cái ta trong những vần thơ của mình. Từ đó Hoài Thanh đã khái quát: " chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế.
Cách dẫn dắt, cách lập luận của tác giả càng trở nên chặt chẽ hơn khi đưa ra các ví dụ cụ thể, so sánh liên tưởng và nhất là dẫn ra những câu chuyện của Cao Bá Nha, của cô Phụ trên bến Cầm Dương có tính chất đòn bẩy để xác định nỗi thương không nơi nương tựa của những nhà thơ mới. thế đấy, nỗi buồn của thơ mới được biểu hiện như một bi kịch diễn ra ngấm ngầm. những chính trong nỗi buồn, trong sự cô đơn kia lại mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa và những phong cách thơ riêng biệt của từng người.
Bài tiểu luận có tính chặt chẽ, lập luận khoa học, lời văn của Hoài Thanh vừa sắc sảo, vừa tinh tế với giọng văn của người trong cuộc cùng những chia sẻ đúng như quan niệm của Hoài Thanh " lấy hồn tôi để hiểu hồn người". Đặc biệt những khái niệm vốn khô khan, qua những trình bày, giải thích của tác giả đã được chuyển thành những hình ảnh có thể hiểu được. các câu văn được cân chỉnh, hợp lí với giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn người đọc. Chính điều này đã mang tính nhạc cho bài văn. Cách dẫn dắt đoạn văn hợp lí, logic ngôn ngữ đặc sắc, dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích là một trong những điều mà hiếm bài phê bình nào có thể làm được. đoạn trích đi sâu tập trung giải thích cho sự ra đời và phát triển của thơ mới. qua đó, ta cũng có thể nhìn thấy thái độ trân trọng cổ vũ của tác giả cho sự xuất hiện ý thức cá nhân trong thơ ca và tấm long của nhà thơ mới đối với toàn dân tộc.