Đăng ký

Đọc hiểu Một thời đại trong thi ca

1,824 từ Văn mẫu
Đề bài

   Gợi dẫn:

1. Hoài Thanh (1909 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, sinh tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông tham gia các phong trào yêu nước từ khi còn đi học.

   Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội văn hoá cứu quốc ở Huế, sau đó giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành văn hoá – nghệ thuật. Hoài Thanh được tặng

Hướng dẫn giải

thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000.

2. Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với phương châm “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, văn phê bình của Hoài Thanh tinh tế, tài hoa, nhẹ nhàng và ý vị.

   Tác phẩm chính: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950), Phê bình và tiểu luận (3 tập: 1960, 1965, 1971) – trong đó nổi bật nhất là cuốn Thi nhân Việt Nam.

3. Đoạn trích thể hiện quan niệm của tác giả về tinh thần thơ mới, thuộc phần cuối bài Một thời đại trong thi ca – tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam.

4. Đọc chậm, nhấn giọng khi thể hiện các kết cấu lập luận và so sánh.

II - Kiến thức cơ bản

   Nhìn lại tiến trình văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 người ta không khỏi giật mình trước sự phát triển kỳ diệu của nó. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn chương, đặc biệt là thơ ca lãng mạn. Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới là một dấu son chói lọi đánh dấu bước phát triển rực rỡ, ghi tên một thời đại thơ ca lãng mạn.

   Đoạn trích tập trung nêu chủ đề “Tinh thần Thơ mới”, có bố cục rõ ràng.

   Phần 1 (từ đầu đến đại thể): đặt vấn đề tinh thần thơ mới.

   Phần 2 (tiếp theo đến băn khoăn riêng): sự phân biệt thơ cũ và thơ mới; cảm xúc chủ đạo của thơ mới.

   Phần 3 (còn lại): niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của thơ mới.

   Để khẳng định tinh thần của Thơ mới, tác giả Hoài Thanh đã sử dụng một cách lập luận chặt chẽ, lôgíc. Thơ mới chính là thơ của cái Tôi cá nhân cá thể. Đặc biệt ở phần thứ hai, tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ tôi trong việc phân biệt với chữ ta.

   Chữ tôi là “thời của bây giờ” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam buổi đầu còn bỡ ngỡ. Giống như một cô dâu mới, chữ tôi của thơ mới bị bao nhiêu ánh mắt tò mò nhìn ngắm, lúc ấy chữ tôi thật lạc lõng. Theo thời gian, chữ tôi dần được chấp nhận. Còn chữ ta thuộc về thời trước. Chữ ta có thể chỉ chung cho nhiều người khác với chữ tôi chỉ cá nhân cá thể. Tác giả đưa ra những lập luận về điều kiện, hoàn cảnh xã hội: Việt Nam xưa “không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình”. Vai trò của cá nhân trong cộng đồng quá mờ nhạt.

   Với cách diễn đạt tế nhị, tài hoa, giàu sức thuyết phục, tác giả đã có cách dẫn dắt khá hợp lý. Mở đầu là cách đặt vấn đề về tinh thần thơ giữa thơ cũ và thơ mới. Tuy nhiên đó chỉ là sự phân biệt dựa trên cái nhỏ lẻ, cá thể. Sự phân biệt rõ phải dựa vào đại thể. Phần thứ hai, sự phân biệt này dựa trên nội dung của chữ tôi và chữ ta. Thơ mới là thơ chữ tôi. Bởi thế, tâm hồn các thi nhân thu trong khuôn khổ chữ “tôi” dễ cảm thấy cô đơn vắng lạnh: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi… Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”. Tiếp theo mạch cảm xúc của bài viết, cảm hứng buồn trong thơ mới được đề cập đến như một nội dung tất yếu:

   “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”. Cách dẫn dắt lập luận càng trở nên chặt chẽ lôgíc hơn khi tác giả đưa ra các ví dụ cụ thể để so sánh, liên tưởng. Câu chuyện của Cao Bá Nhạ được gợi ra có tính chất đòn bẩy khẳng định nỗi buồn thương không nơi nương tựa của các thi nhân thơ mới. Nỗi buồn của thơ mới được biểu hiện như một bi kịch “ngấm ngầm”.

   Cuối đoạn trích, bằng một câu văn chuyển ý tinh tế, tác giả đã khẳng định tình yêu tiếng Việt, tình yêu ngôn ngữ nước Việt trong tâm hồn mỗi thi nhân thơ mới: “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt…”.

   Tình yêu ấy chính là sự biểu hiện của lòng yêu nước, của tinh thần nòi giống bất diệt trong tâm hồn các nhà thơ mới.

   Lời văn của Hoài Thanh vừa sắc sảo vừa tinh tế. Ngôn ngữ giàu hình ảnh mang sắc thái biểu cảm cao đã tạo một phong vị riêng cho lời bình của tác giả. Chẳng hạn đoạn văn: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu [...]. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” là một đoạn văn đặc sắc về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật. Cách diễn đạt móc xích ở những câu đầu tiên đã tạo ra sự liền mạch trong cảm xúc của đoạn văn (“trong vòng chữ tôi” – mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh). Khẳng định cái “tôi” cô đơn của các thi nhân thơ mới, tác giả đã mượn cách nói lặp lại cấu trúc ngữ pháp như phát triển điệp khúc: Ta thoát lên tiênta điên cuồng cùngta phiêu lưu vớita đắm say cùng… Các câu văn giàu tính nhạc đã tạo ra các vế câu nhịp nhàng, cân chỉnh đều đặn: “động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ”.

   Ở phần kết, vẫn là cách sử dụng hình thức điệp ngữ chưa bao giờ (được lặp lại ba lần), cùng với hình thức câu phủ định đã tạo hiệu quả diễn đạt cao. Phủ định để khẳng định niềm tin mãnh liệt của tác giả vào sự phát triển của thơ mới trong văn mạch của dân tộc.

III - liên hệ

   Với sự hiểu biết văn học phong phú, sâu sắc, với thái độ cảm thông, trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và với thẩm thức nghệ thuật tinh tế và cách viết tươi mát, nhẹ nhàng mà có chiều sâu, Hoài Thanh được coi như một cây bút phê bình văn học có uy tín, đã góp phần đáng kể vào sự trưởng thành của ngành phê bình văn học Việt Nam ở cả hai thời kì: Trước và sau Cách mạng.

shoppe