Đăng ký

Soạn Hầu trời của Tản Đà đầy đủ và dễ nhớ nhất- sách ngữ văn lớp 11

1,915 từ Soạn bài

Soạn Hầu trời của Tản Đà đầy đủ và dễ nhớ nhất

      Hầu trời là tác phẩm thơ tiêu biểu đánh dấu sự đổi hướng của thơ ca Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Không những thế, đây còn là bài thơ nổi bật của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, tài hoa, một cây cổ thụ trong nền văn học Việt Nam.

Bố cục bài thơ 

      Hầu trời được chia làm bốn đoạn

  • Đoạn 1: từ đầu đến “....sướng lạ lùng!” – Nguyên nhân, hoàn cảnh được lên hầu trời.
  • Đoạn 2: kế tiếp cho đến “Anh gánh lên đây bán chợ Trời” – kể chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên.
  • Đoạn 3: phần còn lại – cuộc trò chuyện giữa thi nhân và Trời.

 Soạn Hầu trời của Tản Đà hay nhất dễ nhớ- CungHocVui

Soạn Hầu trời của Tản Đà hay nhất dễ nhớ

Soạn Hầu Trời của Tản Đà

      Phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 trang 17

Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu: 

      Mở đầu khổ thơ tác giả đã nêu lên sự kiện được “lên tiên” vào khoảng thời gian là “đêm qua” nhưng với góc nhìn khách quan “chẳng biết có hay không?”. Ngay cả người kể chuyện cũng không dám khẳng định câu chuyện này có thật hay không, chỉ biết nó mang lại những cảm giác rất đặc biệt “chẳng hoảng hốt”, “không mơ mòng”. 

​​​​​​​      Điệp từ “thật” được sử dụng trong câu thơ thứ 3 đã nhấn mạnh mức độ thực của câu chuyện sắp được kể. Bên cạnh đó, cách vào đề của bài thơ còn gợi cho người đọc cảm giác mong lung, nghi vấn trước câu chuyện mà tác giả sắp kể. Lối dẫn dắt này được đưa vào một cách khéo léo nhịp nhàng, tạo sức hút với người đọc.

Xem thêm:

Phân tích cái tôi ngông của Tản Đà trong Hầu trời

Soạn lưu biệt khi xuất dương

Câu 2: 

​​​​​​​      Trong câu chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, tác giả đã kể lại một cách hóm hỉnh, lộ rõ vẻ thích thú. Khi soạn bài hầu trời ta thấy qua cách kể này, tâm trạng của thi sĩ được miêu tả chi tiết với biện pháp liệt kê “Đọc hết văn vần sang văn xuôi/ Hết văn thuyết lý lại văn chơi” rồi “Đương cơn đắc chí độc đã thích”, làm người đọc cảm nhận tâm trạng vui thích,say mê, nhiệt tình của thi sĩ. Ông rất đỗi tự hào về bản thân nên có lời tự khen “Văn dài hơi tốt ran cung mây”, “Văn đã giàu thay lại lắm lối”; tiếp đến là sự hãnh diện về những đứa con tinh thần của mình: Khối tình, Khối tình con,Thần tiên, Giấc mộng, Lên tám,... 

​​​​​​​      Ông dám tự xưng tên tuổi, quê quán một cách dõng dạc trước Trời và chư tiên mà không e dè. Qua đó, chúng ta thấy được tác giả đã tự ý thức về tài năng và giá trị của bản thân. Song song đó là cái tôi cá nhân của thi sĩ được bộc lộ kèm theo niềm khao khát chân thành tìm được những người bạn tâm giao biết thưởng thức cái đẹp, cái hay. 

​​​​​​​      Ở Tản Đà, ta thấy được cái ngông-cái tôi của một thi nhân, nhưng cái tôi thể hiện trong thơ ông lại rất hài hước và dí dỏm, làm người đọc bị cuốn hút vì sự mới lạ của nó. Đâu chỉ ở cách dẫn chuyện khéo léo, ngay cả giọng kể cũng uyển chuyển, nhịp nhàng, có lúc lại ngông nghênh, đắc chí.

Câu 3: 

Soạn Hầu Trời của Tản Đà chi tiết, đầy đủ- CungHocVui

Soạn Hầu Trời của Tản Đà chi tiết, đầy đủ

​​​​​​​      Mặc dù cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài vẫn có một đoạn rất hiện thực: “ Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó....Một cây che chống bốn năm chiều.” Đây là một bức tranh tả thực về cuộc đời người thi sĩ nói riêng và những nhà văn nói chung phải sống thiếu thốn, khổ cực vì “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. 

​​​​​​​      Chính vì sự vất vả đó mà thi nhân chỉ muốn thoát li hiện thực lên tiên tìm tri kỷ, tâm giao than vãn chuyện trần thế, điều này làm bật lên khát khao, ước mơ của tác giả. Cả hai nguồn cảm hứng hiện thực và lãng mạn có mặt trong thơ Tản Đà không hề tách rời nhau mà tạo thành mối liên hệ gắn bó khăng khít với nhau, kết hợp chặt chẽ tạo nên nét đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của ông.

Xem thêm:

Soạn bài vội vàng chi tiết

Câu 4: 

​​​​​​​      Đối với thi ca trung đại thường bị gò bó bởi niêm luật, nhưng ở Hầu trời, Tản Đà lại chọn thể thơ thất ngôn trường thiên tự do. Cùng với đó, ngôn ngữ thơ được chọn lọc gợi nhiều cảm xúc nhưng vẫn gần gũi tự nhiên. 

​​​​​​​      Bên cạnh ngôn từ, lối kể, dẫn dắt chuyện cũng không kém phần lôi cuốn, hóm hỉnh, tạo sức hút cho bạn đọc. Nhà thơ đảm nhiệm nhiều vị trí, vừa là tác giả, vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trong chuyện. Thế nên cảm xúc được thể hiện một cách phóng khoáng, chân thật, chứ không gượng ép. 

​​​​​​​      Chung quy, từ những điểm mới mẻ nêu trên, Tản Đà đã sáng tạo nên câu chuyện Hầu Trời bằng ngòi bút tài hoa của mình thật sinh động và ngộ nghĩnh.

​​​​​​​      Bài soạn Hầu trời là bài viết chi tiết nhưng ngắn gọn có thể tham khảo trong quá trình học tập. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng thật tốt và đạt hiệu quả mong muốn!


 

shoppe