Trí tưởng tượng và tấm lòng của Tản Đà
Đề bài
Đề bài: Trí tưởng tượng phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà qua bài thơ "Hầu Trời".
Hướng dẫn giải
Nói đến Tản Đà, chúng ta nói đến sự nghiệp thơ ca cùa một nhà thơ đầy cá tính, nhất là cá tính "ngông" của ông, Trong suốt nhiều sáng tác, Tản Đà đã thể hiện cái "tôi" của mình một cách linh hoạt và lí thú. Qua những tác phẩm đó, ngươi ta thấy một tinh thần luôn hướng đến sự tự do cá nhân của một người con trong đất nước mất chủ quyền, với tài năng thơ ca sẵn có, cùng vơi một hồn thơ tự do phóng khoáng, ông đã viết bài thơ Hầu Trời với những câu thơ mang giọng điệu bình dân như lời nói thường. Bài thơ thể hiện, trí tường tượng phong phú và nghệ thuật thơ tài ba của Tản Đà.
Trong văn chương nghệ thuật, chữ "ngông" thường nói về đặc điểm cá tính của một nhà thơ, nhà văn nào đó, nhưng cái "ngông" trong mỗi con người lại có những cách khác nhau. Với Tản Đà chữ "ngông" kia dành để nói lên cá tính của một nhà thơ khao khát tự do cá nhân trong thời đại đất nước mất chủ quyền. Vì vậy, có thể thấy ở nhà thơ này có những nét cá tính khác biệt so với các nhà thơ cùng thời. Được mệnh danh là dấu gạch nối giữa hai thời kì, nhà thơ Tản Đà đã thể hiện một hồn thơ đậm chất truyền thống nhưng cùng không ít tính hiện đại. Sáng tác bài thơ Hầu Trời, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới thổi phồng những ước mơ được vươn lên cao, vươn xa hơn, thoát khỏi vòng giam hãm nặng nề của chế độ thực dân, phong kiến đương thời.
Bài thơ tưởng tượng một câu chuyện "lên trời" của nhà thơ với những lời kể dí dỏm và lí thú. Đầu tiên là giấc mơ nhưng sau đó là sự thật: "Thật được lên tiên - sướng lạ lùng". Thế rồi khi đã đến nơi "Thiên môn để khuyết" thì việc "hầu trời" mới bắt đầu, qua từng giai đoạn và tuần tự theo hệ thống chặt chẽ. Sau khi được "nhà trời" tiếp đón có thể nói là long trọng, nhân vật trữ tình bắt dầu công việc "hầu trời" đầy tự hào của mình:
"Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc
Trời sai pha nước để nhấp giọng,
Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe"
Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc".
Có lẽ đó là lúc hào hứng và tự hào nhất của người đi "hầu trời", bởi sự nồng nhiệt và trân trọng của "nhà trời" khi có người đến "hầu văn", mà văn mới thật hay, thật tuyệt vời và đủ mọi thứ văn:
"Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn lí thuyết lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn",
Phải nói rằng người đi hầu trời thật dồi dào về văn chương, văn vần cũng lắm mà vân xuôi cũng thật nhiều. Vì vậy mà càng đọc dường như càng đắc ý vì đây là cơ hội hiếm hoi để được "phô trương văn nghiệp". Sự thật là nhân vật trữ tình ở đây đã tha hồ được thể hiện tài năng của mình, đến mức:
"Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày"
Đến lúc này cả "Chư tiên" và "nhà Trời" đều cảm thấy phấn khích vì sự giàu có văn thơ của người hầu. Tiếp theo công việc "hầu văn", nhân vật trữ tình của bài thơ bắt đầu "khoe" về tài năng văn chương và sự nghiệp vinh quang của mình. Người hầu trời lần lượt kể về những tác phẩm được coi là "áng văn" của mình cho "nhà Trời" nghe: bắt đầu là hai quyển "Khối tình", rồi đến "Khối tình con", "Thần tiên", "Giấc mộng" ... Tất cả đều đã được in ấn tỉ mỉ, nhưng không biết "bán" cho ai nếu không nhờ "nhà Trời".
Cả một đoạn thơ dài dường như lạ lời tự đắc của nhân vật trữ tình về thơ ca của mình, đến nỗi: "Trời nghe, Trời cũng bật buồn cười". Thật ra sự hứng khởi ấy chi là phút đầu của niềm vui sướng khi được "nhà trời" đón nhận văn thơ, nhưng đến những khổ thơ sau, nhân vật trữ tình lại "ca thần" về sự nghèo khổ của mình ở hạ giới và để được "Thiên Tào" tin tưởng! "Người văn sĩ" đã khai đầy đủ họ tên, quê quán và hoàn cảnh cơ hàn của mình ở trần gian. Nhưng vì việc "Thiên lương của nhân loại" nên dẫu nghèo "thước đất cũng không có", "văn sĩ" vẫn dồi dào về vốn liếng văn chương "Văn chương hạ giới rẻ như bèo" nên sống bằng nghiệp văn tại đó thật là nghèo khó. Trong cả một đoạn thơ dài, nhân vật trữ tình kể về sự khốn khó của mình khi thực hiện "việc thiên lương của nhân loại" có vẻ như công việc Trời sau là quá nặng khi phải làm tại trần giới.
"Học ngày một kém, tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Mội cây che chống bốn năm chiều"
Một thực tế được tỏ bày của "người trần gian" với "nhà trời" đó là một cuộc sống khốn cùng trong cái xã hội ngột ngạt khó thở ở "hạ giới", "Nhà trời" cũng thấu hiểu và nói rằng:
"Con không nói, Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn,
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết".
Lời khuyên và lời an ủi của nhà trời như là sự cứu cánh cho cuộc sống vốn nghèo nàn và buồn thảm của nhân vật trữ tình ở "hạ giới". Nhưng đâu đó trong thâm tâm, nhân vật trữ tình đã thầm trách "nhà trời" về sự không công bằng, chính sự bất công đó mới đem đến những cuộc "bán văn" như vậy tại Thiên đình.
Dù ở "chợ Trời" văn bán trôi chảy vì sự đón nhận nồng nhiệt của "Thiên tiên", nhưng "vâng lời Trời dạy", đành phải chấp thuận quy trở về "hạ giới" để lại sự tiếc nối khôn nguôi trong lòng người đi "hầu trời".
Có một điều dễ thấy của bài thơ Hầu trời đó là sự mộc mạc, bình dị của giọng điệu. Bài thơ rất giống với lời nói bình thường, vì vậy khi dõi theo công việc Hầu Trời của nhân vật trữ tình, chúng ta luôn ở trong trạng thái tâm lí nhẹ nhõm và đôi lúc có thể khiến ta phải nở nụ cười. Đó là đặc trưng của thơ Tản Đà, vừa dí dỏm lại vừa sâu sắc trong từng câu thơ.
Đây là bài thơ thể hiện cái "ngông" một cách rõ nét nhất. Qua việc xây dựng nhân vật trữ tình với công việc văn lên "hầu trời", cho thấy tác giả đã ý thức một cách sâu sắc về tự do cá nhân của mình. Ở thời điểm bấy giờ, viết ra những bài thơ như vậy chứng tỏ nỗi khao khát được thể hiện cái "tôi" của nhà thơ lên đến cao độ.
Bài thơ được xây dựng theo lối kết cấu nhiều đoạn nhiều khố thơ khác nhau và số lượng câu thơ có thể nói là dài đối với nội dung bài thơ. Nhưng đó không phải là nhược điểm mà là đặc điểm của thơ Tản Đà.
Với các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng như "sông Ngân Hà", "Hằng Nga, Chức Nữ", "Khiên Ngưu" - bài thơ gây được những ấn tượng phong phú và độc đáo trong lòng người đọc. Nhà thơ với việc xây dựng những chi tiết, những tình huống "lên Trời", "hầu Trời", sau đó là xuống "hạ gỉới", tạo cho bài thơ khôi hài, dí dỏm, lạ lùng.
Bài thơ này cho thấy trí tưởng tượng của nhà thơ thật phóng túng. Mọi hình ảnh, tình huống trong bài thơ đều nằm trong khuôn khổ của sự tưởng tượng nhằm đạt đến hiệu quả tuyệt đối khi bày tỏ nỗi lòng mình của nhà thơ. Cách diễn đạt trạng thái tâm lí của nhân vật trữ tình cũng tự nhiên, cởi mở đã làm cho tinh thần của bài thơ đậm chất tự sự hơn. Thực chất bài thơ này là một câu chyện kể về việc mang văn lên "hầu Trời" của thi sĩ Tản Đà, qua đó thể hiện nỗi khao khát được "tung hoành" của nhà thơ để thực hiện cái mục tiêu truyền bá "thiên lương" cao quý.
Bài thơ Hầu Trời là một tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Tản Đà. Với những chi tiết, tình huống hấp dẫn và pha chút khôi hài, bài thơ dã thể hiện được trí tưởng tượng phóng túng của nhà thơ. Qua đó ta thấy được ý thức cá nhân của thi sĩ được nâng lên vượt qua những trở ngại của hiện thực xã hội. Với kết cấu và nghệ thuật độc đáo, bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái "ngông" của nhà thơ một cách rõ nét nhất, xứng đáng là "con đẻ tinh thần" của một thi sĩ đầy cá tính như Tản Đà.