Đăng ký

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH- VĂN 12

1,801 từ Soạn bài

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH- NGỮ VĂN 12

      Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tác phẩm chính của chương trình ngữ văn lớp 12. Với những lập luận chặt chẽ, giọng văn sắc bén, ngôn từ chắt lọc, bản tuyên ngôn này chính là lời khẳng định độc lập, tự do của toàn dân tộc Việt Nam đến thế giới.

      Phần soạn bài tuyên ngôn độc lập dưới đây, CungHocVui sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ về tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Từ đó sẽ giúp cho các bạn học sinh hiểu rõ tác phẩm và có kết quả tốt hơn trong quá trình học tập.

Những phần chính trong phần soạn bài tuyên ngôn độc lập

Hướng dẫn soạn tuyên ngôn độc lập đầy đủ- CungHocVui

Hướng dẫn soạn tuyên ngôn độc lập đầy đủ

Tác giả

Cuộc đời

      Hồ Chí Minh(1890-1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Người là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Người là một trong những nhân tố lãnh đạo quan trong, đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh tổ cho tổ quốc trong thế kỷ 20. 

Phong cách sáng tác

      Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cách sáng tác rất đa dạng nhưng thống nhất, là sự kết hợp ăn ý giữa chính trị và văn chương, tư tưởng nghệ thuật hiện đại và truyền thống.

Xem thêm: 

Soạn tuyên ngôn độc lập phần 1 Tác giả

Soạn tuyên ngôn độc lập phần tiếp theo (ngắn gọn)

Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời

      Bản Tuyên ngôn độc lập được ra đời khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh. Khi đó chúng ta vừa giành lại được chính quyền trên mặt trận cả nước, việc có một lời tuyên thệ về độc lập, tự do, dân chủ của Việt Nam là vô cùng thiết yếu.

Giá trị nội dung

      Tác phẩm là lời khẳng định về một đất nước Việt Nam toàn vẹn, độc lập và tự do đến với thế giới. Đồng thời bản tuyên ngôn còn lên án những tội ác tàn độc của thực đã gây cho toàn thể dân tộc Việt Nam, ngăn chặn những âm mưu và thủ đoạn xâm lược của chúng.

Giá trị nghệ thuật

-      Ngôn từ đanh thép, sắc bén, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.

-      Sử dụng hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm

Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa lớp 12 phần soạn bài tuyên ngôn độc lập

Hướng dẫn soạn bài tuyên ngôn độc lập- CungHocVui

Hướng dẫn soạn bài tuyên ngôn độc lập chi tiết 

Câu hỏi số 1: Bố cục được phần soạn văn bài tuyên ngôn độc lập chia như sau:

-       Phần 1 (Từ đầu => không ai chối cãi được): Bác đã đưa ra cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn độc lập

-       Phần 2 (Tiếp đó => phải được độc lập):  Là lời tố cáo những tội ác giặc đã gây ra cho dân tộc. Từ đó khẳng định rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

-       Phần 3 (đoạn còn lại): Đây là lời tuyên bố độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Xem thêm: 

Dàn ý phân tích tuyên ngôn độc lập đầy đủ 

Bài phân tích tuyên ngôn độc lập chi tiết, đủ ý

Câu hỏi số 2: Ý nghĩa của việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ như sau: 

      Từ những bằng chứng đưa ra, Bác đã cho toàn thế giới biết rằng tất cả các dân tộc đều có quyền tự do và bình đẳng như nhau, và nó được thể hiện trên chính bản tuyên ngôn của đất nước kẻ thù.

      Việc đề cập đến 2 bản tuyên ngôn cũng giúp tăng thêm sức thuyết phục và sự quyết liệt khi đối diện với kẻ thù.

Câu hỏi số 3: Những lý lẽ Hồ Chủ tịch đưa ra để lật tẩy bộ mặt của bọn thực dân:

Những lý lẽ Hồ Chí Minh dùng để lật tẩy bộ mặt bọn thực dân- CungHocVui

Những lý lẽ Hồ Chí Minh dùng để lật tẩy bộ mặt bọn thực dân

      Khi đến Việt Nam, thực dân Pháp bày ra bộ dạng “khai hóa” đầy cao cả. Thế nhưng thực chất chúng “cướp nước, áp bức đồng bào” của ta. Điều đó thể hiện qua chính thực trạng đất nước vô cùng bi đát.

      Chúng luôn kể công rằng “bảo hộ” nhưng thực tế là “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”

      Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Bác đã một lần nữa khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật.

Câu hỏi số 4:

     Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn là phong cách nghệ thuật quen thuộc trong nét văn chính luận của Bác:

-      Giọng văn sắc bén, ngôn từ chắt lọc, ngắn gọn, súc tích, câu từ dễ hiểu, dễ đi vào lòng người và ghi nhớ sâu đậm.

-       Luận điểm, lý lẽ vô cùng thuyết phục, hùng hồn.

     Trên đây là bài soạn bài bản tuyên ngôn độc lập ngắn gọn nhất về tác giả và tác phẩm. Hy vọng bài soạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đừng quên tham khảo thêm các bài soạn văn 12 khác tại CungHocVui.