Soạn bài tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - Ngữ văn 12
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn học sinh soạn bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đầy đủ nhất. Bao gồm trả lời toàn bộ các câu hỏi cuối bài trong Sách giáo khoa. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Phần 1: Tác giả
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 1890-1969) có tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Liên , nay thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1990 nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh , UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam , nhà văn hóa lớn".
- Không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người còn là một danh nhân văn hóa lớn của thế giới. Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong cách sáng tạo.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn Độc lập (1945), Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố hay là Va -ren và Phan Bội Châu, Nhật kí trong tù (1942-1943)…
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm
Câu 1: Bố cục văn bản
Văn bản Tuyên ngôn độc lập được chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu... không ai chối cãi được
Nội dung: Hồ Chí Minh nêu ra những tiền đề lí thuyết và trích dẫn các bản tuyên ngôn của các nước làm cơ sở cho lập luận của mình
Phần 2: tiếp theo.... phải được độc lập
Nội dung: Tác giả nêu tội ác của thực dân Pháp ngợi ca cuộc chiến đấu giành nền độc lập của dân tộc ta. Khẳng định chúng ta phải được độc lập
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Tuyên bố nền độc lập, tự do của đất nước và khẳng định người dân Việt Nam sẽ giữ vững và đấu tranh cho nền độc lập ấy.
Câu 2: Việc trích dẫn tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ cho thấy:
- Dụng ý nghệ thuật của tác giả ngay ở phần mở đầu: bản tuyên ngôn của Mỹ là kết tinh những nguyện vọng của nhân dân các dân tộc thuộc địa Bắc Mỹ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân dưới chế độ phong kiến. Còn bản tuyên ngôn của Pháp nêu được quyền tự do dân chủ của con người. Cả 2 bản tuyên ngôn đều nêu lên được những vấn đề về quyền bình đẳng, tự do, hạnh phúc.
- Từ đó, Hồ Chí Minh lấy làm cơ sở pháp lí vững chắc cho việc khẳng định Việt Nam cũng xứng đáng được nền độc lập như Pháp và Mỹ.
- Cách lập luận vô cùng sắc bén, mượn những gì đã có sẵn, đã đi trước của các nước lớn trên Thế giới để khẳng định cho đất nước của mình. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên ngôn dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là tuyên ngôn nhân quyền.
Câu 3: Những lập luận xác đáng của tác giả khi vạch trần tội ác của Thực dân Pháp:
- Tố cáo thực dân Pháp lợi dung lá cờ tự do dân chủ để cướp nước, xâm lược Việt Nam: " Thế mà hơn 80 năm nay…", chúng " lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng…"
→Đòn bẩy lật tung bộ mặt xảo trá bịp bợm của thực dân Pháp.
- Tiếp đó đưa bằng chứng để chứng minh bằng 14 câu văn dẫn ra hàng loạt tội ác điển hình của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ đô hộ, gọi là khai hóa văn minh , bác ái.
– Đây không phải là lần đầu tiên Hồ Chí Minh kết tội thực dân Pháp ,có lẽ đây chỉ là những dòng cuối cùng của " Bản án chế độ thực dân Pháp" mà Người lập hồ sơ từ những năm 20.
– Với những dẫn chứng không thể chối cãi, Hồ Chí Minh muốn chứng minh rằng thực dân Pháp không có công khai hóa Đông Dương.
- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:
+ Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm
+ Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫm tâm giết tù chính trị”
→ Bằng tất cả những lập luận và dẫn chứng của mình, Hồ Chí Minh đã cho thấy tội ác của thực dân Pháp thông qua 2 khía cạnh: một là bác bỏ luận điểm xảo trá của chúng trước dư luận Quốc Tế, hai là tố cáo chúng bán Đông Dương, bán Việt Nam cho phát xít Nhật.
Câu 4: Về phong cách chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập.
Văn phong Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập rất ngắn gọn, súc tích, đanh thép, sắc sảo, đầy sức thuyết phục. Với cách lập luận chặt chẽ, Người đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng tiêu biểu, xác đáng không ai chối cãi được. Ngòi bút chính luận vừa hùng biện vừa trữ tình; cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt. Tuyên ngôn Độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là tác phẩm văn chương đích thực, một mẫu mực của văn chính luận hiện đại.
Từ bài soạn bài Tuyên ngôn độc lập chi tiết và đầy đủ nhất ở trên, Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm được thật vững về tác phẩm này cũng như tác giả của tác phẩm. Chúc các bạn học tốt!