Phân tích tuyên ngôn độc lập
Bản tuyên ngôn độc lập ra đời trong không khí hào hùng của cách mạng tháng Tám. Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực thể hiện tầm vóc, tư tưởng lớn lao, tình cảm mãnh liệt chân thành cũng như trí tuệ sắc sảo của HCM. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài phân tích tuyên ngôn độc lập dưới đây
Bản tuyên ngôn độc lập của chủ tich Hồ Chí MInh
Phân tích tuyên ngôn độc lập
Phần 1: Từ đầu đến "không ai chối cãi được" :Tác giả nêu cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập, quyền độc lạp, tự do của mỗi dân tộc
Mở đầu bản Tuyên Ngôn là một câu văn có tính chất hô gọi "Hỡi đồng bào cả nước" đã tạo không khí đối thoại thu hút sựu chú ý của người nghe. Không chỉ vậy câu văn còn cho thấy một trong những đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng đến chính là quốc dân đồng bào.
Bản Tuyên ngôn không chỉ hướng đến quốc dân đồng bào mà còn nhằm vào thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Vì vậy, tác giả dùng lời bất hủ của hai bản tuyên ngôn để buộc chính phủ Pháp phải mặc nhiên công nhận quyền độc lập tự do dân tộc Việt Nam.Vì vậy, cuộc cách mạng tháng 8 của Việt Nam cũng làm nhiệm vụ lịch sử dân tộc giống yêu cầu dân tộc, dân chủ của cách mạng Mĩ và Pháp.
Từ hai bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Hồ Chí Minh phát triển thành tư tưởng quyền dân tộc tự quyết: "Suy rộng ra [...] tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Đó là cơ sở lí luận để khẳng định quyền độc lập của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn là lời động viên, khích lệ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước khác.
Phần 2: Tiếp theo đến "dân tộc đó phải được độc lập": Cơ sở thực tiễn tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Tố cáo tội ác của kẻ thù Hồ Chí Minh đã đưa ra các dân chứng cụ thể:
+ Về chính trị: Chúng không cho dân ta "một chút tự do dân chủ nào","lập 3 chế độ khác nhau" để ngăn cản thống nhất dân tộc, thẳng tay chém giết người Việt Nam yêu nước
+ Về kinh tế: "Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy", "cướp không ruộng đất", đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than. Không chỉ vậy chúng còn độc quyền in giấy bạc đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý
+ Về văn hóa: Thực dân Pháp lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, "thi hành chính sách ngu dân", đầu độc nòi giống ta bằng rượu cồn và thuốc phiện.
=> Đây là bản cáo trạng đanh thép tội ác của Thực dân Pháp với nhiều dẫn chứng cụ thể trên nhiều phương diện. Điệp từ "chúng" trở thành chủ ngữ xuất hiện dày đặc trong đoạn văn dài cùng nghệ thuật liệt kê kết hợp với những câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
- Song song với việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp, Hồ Chí MInh đã cho nhân dân thế giới thấy tư thế anh hùng và chính nghĩa của dân tộc ta. Đây là hình thức đối sánh ngầm trong thế đối.
Phần 3: Phần còn lại :Dựa trên cơ sở pháp lí và thực tiễn đã trình bày, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: quyền độc lập tự do của dân tộc ta và tuyên bố ý chí kiên cường giữ vững nền độc lập ấy
- Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đó là lí lẽ và thực tiễn có sức mạnh thắt buộc vững chắc - sức mạnh của một dân tộc
- Kết thúc bản tuyên ngôn là lời thề trang nghiêm của một dân tộc, của non sông, dất nước về quyền độc lập thiêng liêng - kết quả của 80 năm chiến đấu kiên cường bất khuất chống xâm lược của nhân dân Việt Nam "Toàn thể dân tộc Việt Nam quết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng vfa của cải để giữu vững quyền tự do, độc lập ấy".
Mong rằng bài viết phân tích tuyên ngôn độc lập của Cunghocvui.com sẽ giúp ích cho tất cả các bạn!