Đăng ký

Soạn bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8 tập 2

1,423 từ Soạn bài

Với bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Cunghocvui sẽ mang đến cho các bạn phần Soạn bài Ngắm trăng đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Câu 1 (Trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

 Giải thích nghĩa chính xác của từng câu thơ

- Câu thứ nhất, dịch sát nguyên tác

- Câu thứ hai, bản dịch thơ không thật sát so với nguyên tác.

Tâm trạng bối rối của chủ thể trữ tình qua cụm từ "nại nhược hà" lại chưa được hết ý nghĩa khi dịch sang là "khó hững hờ"

- Câu thứ ba và câu thứ tư cũng chưa thật sát:

+ Câu ba và câu 4 trong bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối như trong nguyên tác: chữ "song" (cửa sổ) ở giữa hai câu, chữ "nhân" ở đầu câu 3 đối với chữ "nguyệt" ở cuối câu 3; chữ "nguyệt" ở đầu câu 4 đối với chữ "thi gia" ở cuối câu 4; hai chữ đầu và 2 chữ cuối 2 câu đối nhau: (nhân-nguyệt, minh nguyệt-thi gia).

+ Trong nguyên tác, câu thứ 4 chỉ có 1 chữ "khán" nghĩa là "ngắm", câu thơ dịch lại có 2 chữ "nhòm", "ngắm" đã làm giảm đi tính hàm súc của câu thơ nguyên tác.

+ Từ "nhòm" còn khiến cho câu thơ không thực sự trang trọng, nhã nhặn.

ngắm trăng

Xem thêm Phân tích bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh

Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng

Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng

Câu 2 (Trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

   Người bình thường hay dành những khoảng thời gian rảnh rỗi, thư thái để ngắm trăng, uống trà hay ngâm thơ, ấy thế mà Hồ Chủ Tịch lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là khi ở trong ngục tù.

   Chính hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt này đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp của một người thi sĩ.

Lời than thở của Người "Trong tù không rượu cũng không hoa" như là một lời than thở chứ không có ý chê bai. Câu thơ này có nghĩa là đứng trước một đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn (thi nhân xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, khi đó, tâm hồn sẽ trở nên thảnh thơi, thư thái) và thấy thật đáng tiếc khi không có rượu và hoa.

   Bác vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vào thiên nhiên tuyệt đẹp. dù đang ở trong ngục tù, mất tự do.

Câu 3 (Trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự độc đáo:

+ Chữ "song’ (cửa sổ) ở giữa 2 cặp nhân- nguyệt, minh nguyệt-thi gia

→ Sự sắp xếp như vậy có tác dụng thể hiện dụng ý: vượt qua song sắt cửa sổ nhà tù, khi thì thi nhân hướng ra ngoài ngắm trăng (câu 3), khi thì trăng từ bên ngoài ngắm nhà thơ.

- Trăng và Người là hai người bạn tri âm, tri kỉ của nhau.

Câu 4 (Trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

- Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, về đói rét, về những gian nan, vất vả, hiểm nguy mà mình đang phải trải qua hằng ngày. Mà trước những khó khăn đó, Người vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên.

Câu 5 (Trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

- Hoài Thanh nhận xét rằng thơ của Bác đầy ánh trăng, quả đúng như vậy, bởi bác sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng. Mỗi một bài thơ là một cảm xúc khác nhau, một cách miêu tả và bộc lộ khác nhau. Song, ta thấy được tình cảm tri âm, tri kỉ của Người và trăng. Dù Bác có ung dung tự tại ngồi ngắm trăng hay ngắm trăng trong chốn lao tù xiềng xích không có tự do thì ta vẫn thấy được tình cảm tha thiết của Bác dành cho người bạn tri kỉ ấy.

Thông qua phần Soạn bài Ngắm trăng, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một bài soạn trả lời sát nhất với câu hỏi trong Sách giáo khoa. Chúc các bạn học tập tốt!

 

shoppe