Đăng ký

soạn bài Ngắm trăng- soạn văn 8

2,118 từ Văn mẫu

Câu 1: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xã từng câu trong bài thơ.Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

   Đọc kĩ phần phiên ầm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán.

  Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:

  - Ở câu thơ thứ hai: cụm từ "nại nhược hà?" nghĩa là "biết làm thế nào?" diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.

   + Nếu dịch thơ cụm từ "nại nhược hà" thành "khó hững hờ" vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.

⟶ Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá "tỉnh táo", thậm chí "hững hờ" trước cảnh đẹp tự nhiên.

  - Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.

   + Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ "song" mang lại giá trị cao. Chữ "nhân" đối với chữ "nguyệt" trong cùng một câu. Chữ "nguyệt" đối với "thi gia" ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.

   + Trong nguyên tác, chữ "khán" nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành "nhòm" làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.

Câu 2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?

    Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh “thân thể ờ trong lao". Bác nói đến cảnh trong tù không rượu cũng không hoa' là tỏ ý tiếc rằng trong tù không có hoa, có rượu để giúp cho việc ngắm trăng dẹp và làm thơ thêm trọn vẹn và thú vị

   Tâm trạng của Bác trong hai câu đầu là sự nao nức và bối rối trước cảnh trăng quá đẹp. Bác là người thực sự có tâm hồn nghệ sĩ nên không thể thờ ơ, hờ hững trước cảnh tượng thiên nhiên tuyệt mĩ ấy.

Câu 3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

  Trong hai câu thơ chữ Hán 3 và 4, từ nhân đối với nguyệt, từ song tiền đối với song khích, từ minh nguyệt đối với thi gia và ở mỗi câu thì từ song (ở đây phải hiểu là cửa sắt nhà tù) đều đứng ở giữa người và trăng.

   Điều này nói lên rằng, giữa trăng và người luôn có sự ngăn cách của song cửa nhà tù nhưng người và trăng vẫn là đôi bạn tri kỉ giao hòa, giao cảm, luôn hướng về nhau và sự ngăn cách đó đả trở nên vô hiệu.

Câu 4. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

   Từ trong chốn ngục tù tám tối, chân tay bị trói buộc bởi gông xiềng, Bác vẫn mở rộng tám hồn đón nhận và giao hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đúng là Người đã vượt lẽn lao lung, quên đi thực tế gian khổ, giữ vững tâm lòng thư thái như một thi nhân đang tự do ngắm cành trâng đêm. Đố là tình yêu thiên nhiên và cũng là chất thép trong thơ của Người.

Câu 5*. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Một số bài thơ Bác viết về trăng:

- Bài “Trung thu”:

                     Gương trăng vành vạnh giữa mùa thu,

                     Sáng khắp nhân gian bạc một màu,

                    Sum họp nhà ai ăn Tết đó

                    Chẳng quên trong ngục kè ăn sầu

 

                    Trung thu ta cũng Tết trong tù,

                   Trăng gió đêm thu gợi vẻ sầu,

                  Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt.

                  Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

                                                     (được viết khi Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch) 

- Bài “Cảnh khuya"

                                          Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                         Trăng lồng cố thụ bóng lồng hoa

                                         Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ:

                                       Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bài “Rằm tháng giêng" (Nguyên tiêu)

                                         Rằm xuân lồng lộng trăng soi

                                Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

                                       Giữa dòng bàn bạc việc quân

                              Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

                                                                                               (1948)

- Bài “Đối trăng-” (Đối nguyệt):

                                         Ngoài song, trống rọi cây sân,

                             Anh trăng nhích bóng cây gần trước song.

                                      Việc quân, việc nước bàn xong,

                          Gối khuya ngon giấc bàn song trăng nhòm.

                                                              (được viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp)

 

shoppe