Đăng ký

Soạn bài Luật thơ - Ngắn gọn nhất

637 từ Soạn bài

Câu 1. Khái quát

- Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.

- Thể thơ Việt Nam thành 3 nhóm chính:

+ Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát và hát nói.

+ Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).

+ Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi…

Câu 2. Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)

- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng).

- Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

- Nhịp: 2-2-2.

- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ 

Câu 3. Thể song thất lục bát (còn gọi là gián thất hay song thất)

- Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng)

- Vần: gieo vần lưng  ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng

- Nhịp: 3 -4 ở hai câu thất và 2 – 2 – 2 ở cặp lục bát.

- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn mực. 

Câu 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật

Gồm có hai thể chính : thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.

Câu 5. Các thể thơ hiện đại

Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể, từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ – văn xuôi. Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, tạo thành nhiều thể thơ hiện đại.

LUYỆN TẬP

a. Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm

- Cách gieo vần: gieo vần lưng: nguyệt, mịt

- Ngắt nhịp: nhịp 3 – 4.

- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc. Ở đây là thanh bằn.

b. Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

- Cách gieo vần: 1 vần, vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, 2, 4: xa, hoa, nhà.

- Ngắt nhịp: Nhịp 3 - 4

- Hài thanh: theo mô hình sau: 

Dòng 1: T-B-T

Dòng 2: B-T-B

Dòng 3: B-T-B

Dòng 4: T-B-T

-> Tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6.

shoppe