Đăng ký

Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

2,304 từ Văn mẫu

Đề bài: Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

Bài làm

“Nhớ rừng” là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của Thơ mới (1932-1941). Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ “Nhớ rừng” đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỉ qua.

Con hổ được thi sĩ nói đến với bao sự cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất hận “gậm một khối căm hờn”, muốn cắn nát, muốn nhai vụn mọi uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành “một khối” trong lòng bấy lâu nay. Không căm hờn sao được khi phải “nằm dài trông ngày tháng dần qua” trong cũi sắt ? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm “oai linh rừng thẳm” đang bị lũ người “giương mắt bé giễu”, đang trở thành “thứ đồ chơi”, với cặp báo “vô tư lự” trong vườn Bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tự do đầy ám ảnh:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua...

(...) Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm..."

Qua đó, ta càng thấy rõ: “Anh hùng thất thế sa cơ cũng hèn” (Truyện Kiều); ta càng thấm thía: Trên đời nghìn vạn điều cay đắng - Cay đắng chi bằng mất tự do” (Nhật kí trong tù).

Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ ‘Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”, nhớ vương quốc “miền đất thiêng” mà “ta" ngự trị:

“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”...

Nhớ tư thế cao sang, oai hùng của “ta”. Một cái bước chân. Một tấm thân lượn sóng. Một cái vờn bóng... Tất cả đều “dõng dạc, đường hoàng”. Một chữ “ta” vang lên đầy tự hào của chúa sơn lâm:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”.

Quyền uy của “ta” là tuyệt đối. Mọi vật đều phải khiếp sợ, phải “im hơi” khi “mắt thần” của ta “đã quắc”. "Ta biết" giữa chốn thảo hoa, “ta chúa tể cả muôn loài”:

Xem thêm Soạn bài Nhớ rừng

"Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Ta biết ta chúa tể của muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi”.

Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.

Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỉ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ. Nhạc của thơ công là nhạc của rừng:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ Suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng hừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?’”

Các luyến láy, điệp ngữ: “đâu những đêm vàng.. ”, “đâu những ngày mưa..", "đâu những bình minh...", đâu những chiều...”, “nay còn đâu?" xuất hiện nối tiếp trong năm câu hỏi tu từ tạo nên nhạc điệu du dương, triền miên, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rùrng, tiếc nuối một thời oanh liệt nay đã trở thành hoài niệm, quá vàng. Chúa sơn lâm nhớ đêm, nhớ ngày, nhớ bình minh, nhớ chiều tà. Nhớ suối, nhớ trăng. Nhớ cảmh giang san trong màn mưa rừng. Nhớ "cây xanh nắng gội". Nhớ chim hót tưng bừng lúc bình minh. Nhớ mặt trời gay gắt trong khoảnh khắc hoàng hỏn... Nỗi nhớ tiếc ấy là nỗi đau buồn bị tước đoạt mất tự do, cũng là nỗi khát khao tự do.. Thế Lữ đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu, dào dạt cảm xúc đê thể hiện nỗi nhớ rừng của hùm thiêng sa cơ... Một tiếng than như xiết lấy lòng người, khêu gợi và lay tỉnh:

‘Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?"

Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sất. Phải xa rừng nên nhớ rừng. Đau đớn vặt uất hận biết đến bao giờ có thể nguôi ? Như một tiếng thở dài ngao ngán:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”.

Hổ “nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già" rồi "uất hận ” căm ghét những cảnh "không đời nào thay đổi”, tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa "tầm thườngg giả dối”, nhỏ bé:

"Hoa chăm, cỏ xén, lối thẳng , cây trồng;

Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém”.

Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét những cảnh vật tầm thường nhỏ bé do “lũ người kia ngạo mạn” bày ra, hổ lại nhớ day dứt, nhớ khôn nguôi “cảnh nước non hùng vĩ". Nhớ rừng là nhớ vương quốc tự do ngày nào:

"Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa".

Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn”. Chúa sơn lâm cất tiếng gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:

"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

"Nhớ rừng" là một trong mười bài thơ hay nhất cùa Thơ mới (1932-1941). Thể thơ tự do, lời thơ đẹp, hình tượng kì vĩ, tráng lệ. Nhạc điệu diu dương, cảm xúc "nhớ rừng” dào dạt. Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc họa sâu sắc, đầy ám ánh.

Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời ( 1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

shoppe