Đăng ký

Tìm hiểu phân tích chi tiết bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

2,419 từ

Thế Lữ là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu. Với tác phẩm Nhớ rừng đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới. Hình tượng trung tâm trong tác phẩm là hình tượng con hổ, được Thế Lữ miêu tả diễn biến tâm trạng hết sức linh hoạt, tài tình.

Nhớ rừng

1.    Tác giả
Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiền Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Thế Lữ từng hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn,... và là cây bút tiên phong trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945.

Phân tích tâm trạng con hổ trong bài nhớ rừng
2.    Tác phẩm và thời đại
-    Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng và ngược lại.
-    Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch cháy bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiều biểu cho trào lưu mới này.

3.    Bố cục
Bài thơ được ngắt làm năm đoạn:
-    Đoạn 1 và đoạn 4: niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo ở vườn bách thú.
-    Đoạn 2 và đoạn 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rửng núi thời oanh liệt.
-    Đoạn 5: hoài niệm nơi rừng núi xưa kia bằng giấc mộng ngàn.

4.    Đoạn 1 và đoạn 4: niềm uất hận của con hổ khỉ bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo ờ vườn bách thú.
-    Đoạn 1: Đoạn thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi phải sống trong cảnh tù túng, chật hẹp. Tuy bị nhốt trong cũi sắt, tuy bị biến thành một thứ đồ chơi lạ mắt, bị xếp cùng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự, nhưng chúa sơn lâm vẫn khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nó căm hờn sự tù túng, nó khinh ghét những kẻ tầm thường. Nó vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tường tượng, sống mãi trong tình thương nỗi nhớ rừng.

Cần chú ý những câu thơ, những từ ngữ như “Gặm một khối căm hờn trong cùi sắt”, “nằm dài”, “khinh”, “giương mắt bé”, “gấu dở hơi”, “vô tư lự”,...

-    Đoạn 4: Cảnh vườn bách thú dưới con mắt của con hổ, đó là cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán “không đời nào thay đổi”.
Khung cảnh đó gợi nên không khí xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với cảnh vườn bách thú cũng là thái độ của nhiều người, nhất là thanh niên thời đó với xã hội.
* Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh tương phản, đối lập thể hiện sự khác biệt gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, nơi cầm tù, nơi tầm thường, trì đọng với nơi đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.... Qua đỏ, nhà thơ thể hiện tâm trạng con hổ chán ngán, khinh ghét hiện tại tằm thường, đơn điệu đồng thời luôn luôn hoài niệm, luôn hướng về thời oanh liệt ngày xưa.

5.    Đoạn 2 và đoạn 3: hồi tường cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rừng núi thời oanh liệt
-    Đoạn 2: Rừng núi đại ngàn trong kí ức của hổ, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Giữa nơi hoang vu, cao cả, âm u, chúa sơn lâm hiện ra đầy oai phong, lảm liệt.. Những câu thơ này đã diễn tả tinh tế vè đẹp vừa dũng mành, uy nghi, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.
Trong đoạn hai, cần chú ý đến lời nhận xét của Hoài Thanh: ‘Thế Lữ như một vị tướng điều khiển đội quân Việt ngữ với một mệnh lệnh không thể khiên cường*. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả đã đạt đến độ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao. Chỉ riêng vể âm thanh rừng núi, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ đội. Bên trên đã nói đến những điệp từ tạo ra sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt (Nào đâu, đâu những...) Cũng có thể thấy câu thơ Thế Lữ miêu tả dáng hiên ngang, hùng dũng, mềm mại của chúa sơn lâm:

Ta bưởc chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

Mấy câu thơ trên có sự nhịp nhàng, cân đốì, gợi hình ảnh con hổ khoan thai, mềm mại, với bước chân chậm rãi thật tài tình.

-    Đoạn 3: Bốn cảnh đẹp của núi rừng, có thể coi đây là bức tranh tứ bình tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh những ngày mưa, cảnh bình minh, cảnh hoàng hôn. Nổi bật trên cảnh vừa lộng lẫy, dữ dội, vừa hùng tráng, thơ mộng là hình ảnh con hổ chúa tể, như một vị đế vương đầy quyền uy, đầy tham vọng.

* Nghệ thuật:
-    Sử dụng điêu luyện những từ ngừ; hình ảnh, giọng điệu thơ. Một loạt những từ chỉ sự cao cả, lớn lao, hoành tráng của núi rùng: bóng cả, cây già, gào, hét, thét.Trong khi đó, hình ảnh con hổ thì khoan thai, chậm rãi, được so sánh với sóng cuộn nhịp nhàng.
-    Sử dụng hàng loạt những điệp ngữ như nhắc đi nhắc lại một cung bậc nuối tiếc, hoài niệm: Nào đáu những, dấu những, đâu những, đâu những... Sau câu này là một câu hỏi tu từ.

6,    Nhân vật trữ tình của bài thơ
Việc mượn lời con hổ ở vườn bách thú vừa thể hiện được thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dôì, vừa thề hiện được khốt vọng tự do, khát vọng đạt tới sự cao cả, phi thường. Bản thân con hổ bị nhốt trong cũi là một biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, đồng thời thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự u uất, không bao giờ thoả hiệp với thực tại. Một điều nữa, mượn lời con hổ, tác giả dễ dàng tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân khi đó. Dù sao, bài thơ vẫn khơi gợi lòng khao khát tự do và yêu nước thầm kín của những người đương thời.
 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

shoppe