Đăng ký

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du chi tiết, hay nhất

2,763 từ Phân tích Soạn bài

Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 

     Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc. Đó là tiếng nói tố cáo một xã hội mang màu sắc tăm tối, thối nát luôn đẩy con người vào đường cùng không lối thoát. Những con người có quyền, có địa vị trong xã hội luôn áp bức, đè nén những con người thấp cổ bé họng. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng đề cao khát vọng tự do, quyền sống, quyền hạnh phúc của mọi người và khao khát về một đời sống công bằng trong xã hội.

     Hãy cùng tìm hiểu về giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nội dung và ý nghĩa mà tác phẩm mang đến. 

Giá trị nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du- CungHocVui

Giá trị nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 

Tác giả Nguyễn Du:

     Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, ông sinh ra và lớn lên ở Thăng Long. Gia đình ông là một gia đình quý tộc, nhiều thế hệ làm quan to và có một niềm say mê thơ văn. Nguyễn Du lớn lên trong một hoàn cảnh đầy bi kịch, khi xã hội phong kiến với nhiều biến động và gia đình ông cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ đó mà ông đã có dịp trải đời, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.

     Ông làm quan và cũng đã để lại một kho tàng văn chương đồ sộ trong sự nghiệp của mình. Những bài thơ của ông đều mang nội dung phản ánh sự bất công của xã hội, ông đề cao tinh thần nhân đạo và luôn bênh vực những con người thấp bé trong xã hội. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn ca ngợi lẽ sống và thương cho những số phận bạc mệnh như người phụ nữ trong thời phong kiến xa xưa. 

Xem thêm:

Phân tích chí khí anh hùng truyện Kiều

Dàn ý chi tiết phân tích chi khí anh hùng

Tác phẩm Truyện Kiều:

     Nguồn gốc của Truyện Kiều đó là sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Với 3254 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ và sự đồng cảm dành cho hoàn cảnh và số phận con người lúc bấy giờ.

     Truyện Kiều là sự xót xa, đồng cảm dành cho số phận bi thương của con người, là tiếng kêu than của người phụ nữ không có tiếng nói trong xã hội. Bên cạnh đó, Truyện Kiều giống như một bức tranh mô tả sự tương phản trong xã hội, giữa tầng lớp quyền quý và tầng lớp thấp hèn, giữa những con người quý tộc và những con người thấp cổ bé họng, đặc biệt là người phụ nữ. 

Xem thêm:

Phân tích 14 câu đầu bài trao duyên

Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên

Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm truyện Kiều

Thân phận con người được Nguyễn Du đề cao trong các sáng tác

     Truyện Kiều là một tác phẩm đã không còn xa lạ với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Một tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du được mệnh danh là một áng văn kiệt tác đã góp phần vào kho tàng văn chương đồ sộ của đất nước ta. Truyện Kiều được sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, mà ở đây Nguyễn Du đã có những sáng tạo mới mẻ. Tác phẩm là tiếng lòng, nỗi xót xa của những con người không có chỗ đứng trong xã hội, bên cạnh đó Truyện Kiều còn thể hiện được giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc và chân thật.

Xem thêm:

Bài cảm nhận 14 câu giữa bài trao duyên

Phân tích 18 câu đầu bài trao duyên

     Trong đời sống, niềm yêu thương, sự đồng cảm lẫn nhau là thật sự cần thiết và cần có ở mỗi người. Cũng giống như trong văn học, người ta gọi đó là giá trị nhân đạo. Rằng, ai sinh ra trên cuộc đời, dù nghèo khổ hay giàu sang, dù bất hạnh hay hạnh phúc thì cũng đều có thể nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, giá trị nhân đạo còn là sự phê phán, lên án và tố cáo những thế lực đen tối luôn kìm hãm con người, chà đạp lên cuộc sống mưu sinh của những người bất hạnh.

     Cũng giống như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa đến người đọc tiếng lòng, sự xót xa và niềm cảm thông của ông dành cho những con người không có chỗ đứng trong xã hội, đặc biệt là những người phụ nữ. Điển hình là nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm, Nguyễn Du đã vừa ca ngợi nàng, vừa cảm thông cho số phận đầy bi thương của nàng khi một con người tài sắc vẹn toàn nhưng lại không nhận được đủ đầy sự hạnh phúc đến từ cuộc sống. Khi gia đình gặp chuyện, Kiều đã phải chấp nhận hy sinh tình yêu của đời mình để quyết định bán thân mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha.

 

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Kiều- CungHocVui

Truyện Kiều là tiếng lòng của thân phận người phụ nữ

      Đồng tiền chính là một thế lực ghê gớm trong thời đại phong kiến, chính sức mạnh của nó đã đẩy biết bao con người vào đường cùng và những con người thuộc tầng lớp quyền quý thì luôn dùng nó để che đậy những mặt trái của chính họ. Khi Kiều bị bán trong lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã thể hiện sự xót thương đồng cảm với nàng trong từng câu chữ. Một đời người chỉ có duy nhất một tuổi xuân đẹp đẽ không bao giờ trở lại, vậy mà nàng đã bị giam cầm trong một địa ngục tăm tối không thấy ánh sáng. 

                         “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

                    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

                         Bốn bề bát ngát xa trông

                    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”.

     Có một điều chắc chắn rằng, khi miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành cho nàng một sự trân quý và đồng cảm. Ông đã ca ngợi nàng có một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, có một tài nghệ “cầm kỳ thi họa” nhưng cuộc đời lại không ưu ái nàng. Ông cảm thấy xót xa và tiếc thương cho thân phận Thúy Kiều nói riêng và những người phụ nữ thời phong kiến nói chung. Họ, những con người không bao giờ có tiếng nói trong xã hội, không dám đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng cho bản thân mình. Họ luôn sống trong một khuôn khổ nhất định, chỉ biết cam chịu và nhẫn nhục qua bao tháng ngày.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng

Nghị luận chí khí anh hùng

     Truyện Kiều mà Nguyễn Du bằng ngòi bút tài năng và sáng tạo của mình, ông đã thể hiện rõ nét nỗi niềm và thân phận của người phụ nữ mà điển hình ở đây là nhân vật Kiều, một sự cảm thông với một cuộc đời bất hạnh mà nàng đã phải cam chịu trong tuổi xuân của mình.

                         “Đau đớn thay phận đàn bà

                    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

     Truyện Kiều đã thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo dành cho cuộc sống của những người phụ nữ bất hạnh. Với trái tim đầy sự yêu thương và cảm thông của mình, Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của họ, đồng thời dành cho họ một sự đồng cảm sâu sắc, và để cho người đọc thấy được rằng, đó chính là nỗi lòng của người phụ nữ thời phong kiến đầy bất hạnh và đau thương. 

     Qua bài viết về giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hy vọng rằng bạn đọc sẽ thấu hiểu được nội dung và ý nghĩa của tinh thần nhân đạo trong văn học nói chung và trong tác phẩm Truyện Kiều nói riêng.