Soạn bài: Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du (Siêu ngắn)
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại và gia đình:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
⇒ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống, tuy nhiên cuộc đời của Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được. Ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xã hội quá gò bó.
Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
1. Các sáng tác chính
Phong phú và đồ sộ gồm : văn thơ chữ Hán và chữ Nôm.
a) Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập:
- Thanh Hiên thi tập (78 bài) → trước thời làm quan.
- Nam trung tạp ngâm (40bài) → làm quan ở Huế, Quảng Bình.
- Bắc hành tap lục (131 bài) → thời gian đi sứ Trung Quốc.
* Nội dung:
- Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người.
- Ca ngợi, đồng cảm với những người nghệ sĩ tài hoa, cao thượng Trung Hoa (Đỗ Phủ, Nhạc Phi).
- Cảm động với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành).
b) Sáng tác bằng chữ Nôm:
* Truyện Kiều: Dựa vào Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát)
- Nội dung:
+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.
+ Khát vọng tình yêu đôi lứa.
+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con người đbiệt là người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến.
+ Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống vào tác phẩm tạo nên ý nghĩa rất sắc cho lời thơ và giá trị nhân đạo vì con người, vì cuộc sống của nhân dân. + Quan niệm nhân sinh : “chữ tài “gắn liền với chữ “mệnh “, chữ “tâm “gắn với chữ “tài “.
→ Tác phẩm tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại Việt Nam.
* Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh).
- Viết bằng thể thơ lục bát.
- Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở Việt Nam.